Chứng rối loạn tic với các biểu hiện đặc trưng như giật mắt, giật cơ hàm, giật cơ cổ, chun mũi,… rất dễ bị nhầm lẫn với co giật cơ thần kinh vùng mặt. Điều này có thể cản trở tới quá trình chẩn đoán và điều trị, khiến bệnh tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Mục lục
Đặc điểm phân biệt |
Rối loạn tic |
Co giật cơ thần kinh vùng mặt |
Khả năng kiểm soát |
Khó kiểm soát nhưng có thể học cách để hạn chế. |
Không thể kiểm soát cho đến khi cơn co giật ngưng lại. |
Dấu hiệu báo trước |
Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, căng thẳng |
Xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. |
Tần suất |
Biểu hiện lặp lại nhiều lần |
Tần suất không cố định, thay đổi theo thời gian, không lặp đi lặp lại |
Độ tuổi |
Thường gặp ở trẻ, ít gặp ở người lớn |
Thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em. |
Yếu tố tác động |
Trầm trọng hơn khi bị ốm, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi |
Nặng thêm khi khô mắt, căng thẳng, thiếu ngủ, uống nhiều cà phê hoặc làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng. |
Mức độ nghiêm trọng |
Thay đổi theo thời gian, nặng hơn ở tuổi dậy thì và nhẹ dần khi trẻ lớn hơn |
Mức độ nặng nhẹ không thay đổi theo thời gian. |
Bảng đặc điểm nhận biết rối loạn tic và co giật cơ vùng mặt
Để chẩn đoán phân biệt hai chứng bệnh này, bác sĩ sẽ dựa trên các tiêu chí sau:
– Tuổi khởi phát: Nếu là rối loạn tic, các biểu hiện bắt buộc phải xuất hiện trước 18 tuổi và đa phần là từ 3 – 7 tuổi, còn co giật cơ thần kinh thì có thể khởi phát ở bất cứ độ tuổi nào.
– Thời gian xảy ra co giật: Xuất hiện và kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào dạng rối loạn tic là mạn tính hay tạm thời.
– Mức độ nghiêm trọng: Co giật cơ thần kinh vùng mặt thường có mức giật nhẹ hơn rối loạn tic.
– Triệu chứng điển hình: Nếu bên cạnh biểu hiện giật cơ, người bệnh kèm theo triệu chứng phát ra những âm thanh vô nghĩa, lặp lại nhiều lần thì có thể khẳng định là rối loạn tic.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn tic hay co giật cơ thần kinh vùng mặt dựa trên triệu chứng
Cả rối loạn tic và co giật cơ thần kinh vùng mặt nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại, bởi vì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng co giật kéo dài trên 1 năm, thì dù là nguyên nhân gì cũng cần điều trị triệt để, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm:
Thuốc được sử dụng để giúp người bệnh kiểm soát biểu hiện tic, giảm cơn co giật và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên người bệnh có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, bồn chồn, lo âu, co cứng khớp, run rẩy,… Bởi vậy cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc.
Điều chỉnh hành vi là lựa chọn ưu tiên và được áp dụng cho mọi mức độ rối loạn tic từ nhẹ đến nặng. Các chuyên gia sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện một hành động trái ngược với biểu hiện tic khoảng 30 phút, 1 – 2 lần/ngày. Chẳng hạn như: bác sĩ có thể yêu cầu trẻ cười khi xuất hiện tic là nhếch mép hoặc hát một câu hát khi biểu hiện tic là ho hắng giọng hay tặc lưỡi,…Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp cùng một số bài tập thư giãn và đào tạo nhận thức để tăng hiệu quả kiểm soát hành vi của trẻ.
Giáo dục hành vi là giải pháp ưu tiên trong điều trị rối loạn tic ở trẻ
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh rối loạn tic và co giật cơ thần kinh vùng mặt có thể tham khảo kết hợp cùng các thảo dược như Câu đằng, An tức hương,… Bởi lẽ những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh nhờ đó giúp giảm tình trạng co giật do mọi nguyên nhân kể cả chứng rối loạn tic hay giật cơ thần kinh.
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược An tức hương, Câu đằng giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tic hiệu quả
Điểm danh những loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ rối loạn tic
Hi vọng rằng khi đã hiểu rõ cách phân biệt biểu hiện giật cơ vùng mặt và rối loạn tic, các bậc phụ huynh có thể sớm nhận định tình trạng của con em mình, từ đó lựa chọn được những phương pháp thích hợp giúp trẻ mau chóng cải thiện cơn co giật, hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
DS: Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/brain/tic-disorders-and_twitches
https://www.greatschools.org/gk/articles/young-kids-tics-twitches-bad-habits/
Tin liên quan
Viết bình luận