Bệnh động kinh

Rối loạn tic ở người lớn: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị!

Ngày đăng: 14 Tháng Sáu, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng rối loạn tic chỉ xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên nhiều số liệu thống kê cho thấy, cứ khoảng 100 người trưởng thành thì có 1 người bị rối loạn tic. Đa phần những trường hợp này đều khởi phát từ nhỏ nhưng do không được điều trị kịp thời, nó có thể kéo dài dến tuổi trường thành. Ở thời điểm này, rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tic ở người lớn

Rối loạn tic vận động (chiếm khoảng 80%)

– Tic vận động đơn giản: Chỉ liên quan đến một nhóm cơ nhất định như mặt (nháy mắt, nhăn mặt, nhếch mép, lè lưỡi, lắc cằm, cau mày,…), ở cổ (lắc cổ, quay cổ, gập cổ trước sau hoặc sang hai bên…), ở tay (nhún vai, giật tay, giơ bàn tay hay ngón tay,…)

– Tic vận động phức tạp: Liên quan đến nhiều nhóm cơ biểu hiện như tự vỗ vào người mình, đập đầu vào tường, nhún nhảy tự phát, nhại lại các động tác của người khác,…

Biểu hiện rối loạn tic ở người lớn: Nháy mắt, giật cơ mặt, lắc đầu,…

Rối loạn tic âm thanh (chiếm khoảng 20%)

– Tic âm thanh đơn giản: Là những âm thanh vô nghĩa như tiếng ho hắng giọng, e hèm trong cổ họng, tiếng hét, kêu ré lên, lẩm nhẩm trong miệng,…

– Tic âm thanh phức tạp: ít gặp hơn, người bệnh thường lẩm bẩm, thở rít, càu nhàu, đánh hơi,…

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc kèm cả triệu chứng tic vận động và triệu chứng tic âm thanh, trường hợp này được gọi là hội chứng Tourette.

Nguyên nhân gây rối loạn tic ở người trưởng thành

Tỷ lệ rối loạn tic ở người trưởng thành là rất thấp chỉ chiếm khoảng 0.05 – 3.4 % và số lượng nam giới bị ảnh hưởng bởi hội chứng này có thể gấp 3 – 4 lần so với nữ giới. Hiện nay, nguyên nhân gây rối loạn tic chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy, có sự liên quan đến yếu tố di truyền, cụ thể nếu cả bố mẹ đều bị rối loạn tic thì khả năng con sinh ra mắc phải chứng bệnh này là rất cao.

Ngoài ra, đột biến gen, bất thường cấu trúc não bẩm sinh, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonine hoặc glutamate,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng tic ở người lớn.

Rối loạn tic ở người lớn có nguy hiểm không?

Rối loạn tic thường gặp ở trẻ nhỏ, trong giai đoạn này nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi hoàn toàn là rất cao. Tuy nhiên, nếu không có những liệu pháp can thiệp thích hợp, để tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Triệu chứng tic ở người lớn thường được nhìn nhận như những tật xấu, thói quen không tốt, do vậy họ rất dễ bị hiểu lầm là không kiểm soát được bản thân hoặc thiếu tôn trọng người khác. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới đánh giá của đồng nghiệp, cấp trên tới thái độ làm việc và năng lực của họ.

Ngoài ra, người lớn bị rối loạn tic có thể gặp một số hậu quả như: gặp khó khăn khi giao tiếp, khả năng tập trung, chú ý kém, chất lượng học tập, công việc giảm sút, tự kỷ, tăng động, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…

Rối loạn tic có thể gây giảm sút chất lượng công việc ở người lớn

4 phương pháp trị rối loạn tic ở người lớn phổ biến nhất hiện nay

Thuốc tây

Thuốc tây là lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn tic ở người lớn bởi không chỉ giúp người bệnh nhanh kiểm soát hành vi, cảm xúc mà còn hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: chất chủ vận alpha adrenergic, thuốc chẹn dopamine, thuốc an thần, thuốc điều trị tăng động, thuốc chống trầm cảm,…

Ngoài ra, trong trường hợp tic là biểu hiện co giật cơ mặt, bác sĩ có thể lựa chọn tiêm botox để làm tê liệt cơ mặt trong một vài tháng và ngăn chặn triệu chứng tic quay trở lại.

Thảo dược tự nhiên

Mặc dù hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị rối loạn tic mới ra đời, nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của các thảo dược tự nhiên, trong đó được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương.

Bởi không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, các thảo dược này còn có khả năng gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine, giúp duy trì, ổn định dẫn truyền thần kinh trong não bộ, nhờ đó cải thiện các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ, vận động mà người bệnh hay gặp phải.

Hiện nay Câu đằng và An tức hương thường được kết hợp cùng các dưỡng chất quan trọng như GABA, Taurine, Magie, tạo nên một công thức tối ưu cho người bệnh rối loạn tic, vừa giúp làm giảm triệu chứng, vừa giúp cải thiện sự tập trung chú ý trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện rối loạn tic hiệu quả

Liệu pháp “đảo ngược” thói quen (HRT)

Liệu pháp đảo ngược thói quen được áp dụng trong mọi phác đồ điều trị rối loạn tic từ nhẹ đến nặng. Bác sĩ cần giúp người bệnh nhận thức đúng về tình trạng sức khỏe và thời điểm mà triệu chứng tic xảy ra. Đồng thời, theo dõi tần số, mức độ biểu hiện của rối loạn tic, xác định tất cả các trạng thái, cảm giác có thể kích hoạt một tic, từ đó tìm một hành động khác thay thế để làm dịu cảm giác khó chịu này.

Ngoài ra, người bệnh nên thư giãn tinh thần bằng cách hít sâu thở chậm, tập yoga, ngồi thiền… tránh căng thẳng, lo lắng quá mức – những yếu tố có thể làm cho các triệu chứng tic trở nên trầm trọng hơn.

Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng, ngăn chặn triệu chứng tic

Kích thích não sâu

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, kích thích não sâu có thể là giải pháp giúp giảm triệu chứng rối loạn tic ở người lớn. Các bác sĩ sẽ cấy một điện cực vào não người bệnh, dòng điện sinh ra từ điện cực này có thể tác động đến một phần não cụ thể, làm thay đổi sóng điện não và giúp ngăn chặn triệu chứng tic hiệu quả.

Mặc dù rối loạn tic thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng do chủ quan trong điều trị, bệnh có thể kéo dài, tồn tại ở tuổi trưởng thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc hằng ngày. Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như lựa chọn cho chính mình và người thân giải pháp điều trị thích hợp nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029, các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://manhattanpsychologygroup.com/tourettes-tics-in-adults

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322174.php

Viết bình luận