Bệnh tiết niệu

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản

Ngày đăng: 15 Tháng Tám, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản là vô cùng quan trọng, quyết định đến 50% thành công của ca phẫu thuật. Vậy người bệnh cần phải lưu ý những gì trong ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tránh nguy cơ sỏi tái phát? Tất cả thông tin sẽ có ngay dưới dây.

Biến chứng cần phòng ngừa sau mổ sỏi niệu quản

Hiện nay, kỹ thuật mổ sỏi niệu quản đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên cũng như bất kỳ một một can thiệp ngoại khoa khác, chắc chắn người bệnh khó có thể tránh khỏi nguy cơ gặp phải một số biến chứng trong và sau phẫu thuật như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, nhiễm khuẩn huyết.

– Tổn thương niệu quản gây sẹo, chít hẹp niệu quản.

– Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu bất thường, tiểu són, tiểu ra máu, đau khi tiểu.

– Rối loạn chức năng ruột, táo bón.

– Tổn thương các cơ quan lân cận như gan, thận, lách, bàng quang…

– Đau, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.

Nhiễm trùng tiết niệu là biến chứng hay gặp nhất sau mổ sỏi niệu quản

Để phòng ngừa những biến chứng trên và đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như chế độ chăm sóc hợp lý cả trước và sau phẫu thuật.

Những lưu ý trong chế độ chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản

Chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện

Sau mổ sỏi niệu quản, tùy từng phương pháp phẫu thuật mà người bệnh có thể cần ở lại viện để theo dõi thêm từ một đến vài ngày. Dù thời gian này sẽ có bác sĩ kiểm tra thường xuyên nhưng người nhà cũng cần lưu ý:  

– Chăm sóc tốt vết mổ và thay băng theo đúng hướng dẫn để tránh nhiễm trùng. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu vết mổ có dấu hiệu rỉ máu, sưng nóng kèm theo sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh.

– Quan sát đặc điểm nước tiểu, nếu thấy nước tiểu có nhiều máu, nhiều mủ, đục, mùi hôi hoặc bí tiểu cần báo cho bác sĩ để được xử lý sớm, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

– Sau phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng ống thông tiểu hoặc ống dẫn lưu đối với mổ hở, dù sẽ hơi bất tiện nhưng ống sẽ được tháo sau 1 – 2 ngày.

– Theo dõi nhu động ruột, phản xạ đau ở vết mổ và các vùng xung quanh, nếu đau nhiều, kéo dài nên báo lại với bác sĩ.

– Hạn chế vận động mạnh, thông thường với các kỹ thuật tán sỏi niệu quản, nếu sức khỏe tốt sang ngày thứ 2 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng quanh phòng.

– Những ngày đầu tiên sau mổ nên cho người bệnh các món ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa, súp và uống nhiều nước.

– Quan tâm, trò chuyện và động viên người bệnh thường xuyên để họ giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu.

Động viên tinh thần giúp người bệnh nhanh hồi phục sau mổ sỏi niệu quản

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Sau khi kiểm tra sức khỏe và hoàn thành các thủ tục cần thiết người bệnh sẽ được xuất viện về tự chăm sóc tại nhà.

Lưu ý về chế độ sinh hoạt

– Tuân thủ dùng thuốc giảm đau, kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ và tái khám lại theo đúng thời gian chỉ định.

– Trong vòng 1 tuần sau mổ nếu vẫn thấy đau hông, đau lưng nhiều, tiểu ra máu, mủ, sốt, nôn ói,… cần đưa ngay người bệnh đến viện kiểm tra.

– Với mổ nội soi, sau khoảng 5 – 7 ngày, người bệnh có thể bắt đầu tập thể dục từ các động tác nhẹ nhàng sau đó tăng dần cường độ lên nhưng tránh vận động quá mạnh.

– Giữ vết mổ khô thoáng, thay băng hằng ngày, không nên đi bơi hoặc ngâm mình trong bồn tắm cho đến khi vết mổ liền hẳn.

– Khuyên người bệnh không nên vì cảm giác đau, khó chịu mà nhịn đi tiểu.

– Giữ tinh thần thư giãn, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya hoặc căng thẳng nhiều.

Chế độ ăn uống sau mổ sỏi niệu quản:

– Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, dễ tiêu và từ từ chuyển dần sang chế độ ăn bình thường cho đến khi sức khỏe của người bệnh hoàn toàn ổn định.

– Ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi… để giảm tình trạng táo bón sau phẫu thuật.

– Hơn 80% sỏi thận, sỏi niệu quản là sỏi canxi oxalat, do đó nên bổ sung cân bằng 2 nhóm thực phẩm chứa canxi (sữa, phô mai, hải sản…) và oxalat (khoai tây, socola, trà, rau chân vịt…) trong bữa ăn. Nhu cầu canxi khuyến cáo là 800 mg/ngày.

– Uống nhiều nước tối thiểu 2.5 lít/ngày, điều này rất quan trọng giúp loại bỏ các cặn sỏi còn sót lại ra ngoài và ngăn ngừa sỏi tái phát.

Nên uống nhiều nước sau mổ sỏi niệu quản

– Cắt giảm bớt lượng đạm động vật từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn… để giảm nguy cơ sỏi tái phát, tuy nhiên không kiêng khem hoàn toàn, vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để cơ thể hồi phục.

– Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê, trà đặc, nước ngọt…

– Hạn chế thực phẩm lên men (cà muối, dưa muối); các loại đồ ăn cứng, khó tiêu khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn hoặc thực phẩm cay, nóng, chua gây kích ứng dạ dày.

– Một số thực phẩm như đồ nếp, da động vật có thể khiến vết thương dễ mưng mủ, lâu liền sẹo nên cần tránh ăn.

Giải pháp ngăn ngừa sỏi niệu quản, sỏi thận tái phát sau mổ

Bên cạnh một chế độ chăm sóc khoa học, để phòng ngừa sỏi tái phát sau phẫu thuật và hạn chế nguy cơ biến chứng, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ lành tính từ thảo dược tự nhiên. Đây cũng chính là giải pháp được các chuyên gia tiết niệu khuyên dùng hiện nay.

Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến một số thảo dược “kinh điển” như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Nhiều bằng chứng khoa học trong nước và trên thế giới đã làm sáng tỏ được 4 lợi ích nổi bật mà các thảo dược này mang lại cho người bị sỏi thận, sỏi niệu quản đó là:

– Lợi tiểu mạnh, tăng lượng nước tiểu để đào thải hết vụn sỏi ra ngoài và ngăn sỏi mới lắng đọng trong đường tiết niệu.

– Hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu sau phẫu thuật.

– Giãn cơ trơn niệu quản, giảm đau, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh.

– Kiềm hóa nước tiểu, kiểm soát tốt nồng độ chất khoáng trong nước tiểu để phòng ngừa sỏi tái phát sau mổ.

Bởi vậy, những người vừa mới tiến hành mổ/tán sỏi hoặc đang bị sỏi tiết niệu nhưng chưa phẫu thuật nên sử dụng sớm sản phẩm chứa các thảo dược trên để hỗ trợ cho quá trình điều trị, đào thải sỏi và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Xem thêm:

Viên uống thảo dược dành cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sỏi niệu quản – Bỏ túi ngay những thông tin bệnh quan trọng nhất

Hy vọng với những thông tin trong bài viết kết hợp với sự chuẩn bị kỹ càng của bản thân, bạn hay người thân sẽ có một ca phẫu thuật sỏi niệu quản thành công và sớm hồi phục sức khỏe. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn giải đáp.

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/brady-urology-institute/specialties/divisions-programs/minimally-invasive-surgery/kidney-stones/ureteroscopy.html

https://www.webmd.com/kidney-stones/what-is-ureteroscopy#3

https://www.urologyhealth.org/careblog/a-patients-guide-to-laser-treatment-for-urinary-stones

Viết bình luận