Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào chứng minh nguyên nhân gây bệnh tic, nhưng theo các chuyên gia, một số yếu tố nguy cơ sẽ được “bật mí” trong bài viết sau có thể là căn nguyên gây khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn các biểu hiện tic ở trẻ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh rối loạn tic có liên quan đến yếu tố di truyền. Dù chưa xác định được chính xác loại gen nào, nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ trẻ bị rối loạn tic sẽ cao hơn những trẻ khác. Ngoài ra, với những trẻ sinh đôi, nếu một trong hai trẻ bị rối loạn tic thì đứa trẻ còn lại cũng sẽ có biểu hiện tương tự.
Bệnh rối loạn tic có liên quan đến yếu tố di truyền
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, đa phần trẻ rối loạn tic đều có sự gia tăng quá mức nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Dopamin liên quan đến hành vi, cảm xúc, khiến trẻ có những biểu hiện như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng, tặc lưỡi, giật cơ cổ,…
Hạch cơ sở là nhóm các tế bào chuyên biệt gồm hạt nhân, hạch nền,… nằm sâu trong não bộ, giúp kiểm soát các cử động của cơ thể. Khi hoạt động của hạch cơ sở bị rối loạn, sẽ khiến trẻ căng thẳng, khó chịu và thôi thúc các nhóm cơ thực hiện các hành vi lặp lại, không kiểm soát.
Xem ti vi, ipad, sử dụng điện thoại hoặc chơi các trò chơi điện tử trong thời gian dài sẽ khiến đôi mắt trẻ phải hoạt động liên tục, gây mỏi mắt, rối loạn hoạt động của các cơ mắt, lâu dần dẫn đến biểu hiện nháy mắt, giật mắt liên tục. Không chỉ vậy, khi chơi các trò chơi điện tử, não bộ sẽ giải phóng một lượng lớn Dopamin và đây chính là một trong những yếu tố gây khởi phát các biểu hiện tic ở trẻ.
Tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử có thể là nguyên nhân gây bệnh tic ở trẻ
Biểu hiện tic ở trẻ trở có thể trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn trong một số trường hợp sau:
– Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi hoặc hưng phấn quá mức
– Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài.
– Gặp chấn thương vùng đầu.
– Mắc kèm một số bệnh lý khác: Nhiễm khuẩn liên cầu, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, tự kỷ,…
Thông thường rối loạn tic chỉ mang tính chất tạm thời và không cần điều trị nếu mới xảy ra dưới 1 năm. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài, tiến triển nghiêm trọng hơn thì nhất định phải can thiệp điều trị sớm. Phụ huynh cần kết hợp linh hoạt, chặt chẽ các phương pháp sau:
Đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong mọi phác đồ điều trị rối loạn tic bởi tính an toàn và hiệu quả đạt được có thể lên tới 70 – 100% sau 1 – 2 năm kiên trì luyện tập. Các chuyên gia sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện hành động thay thế cho một biểu hiện tic, chẳng hạn như: mỉm cười thay cho biểu hiện tic là nhếch mép hoặc hát một câu hát thay cho biểu hiện tic là ho hắng giọng.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị các bậc phụ huynh có thể kết hợp cùng các kỹ thuật thư giãn, hít sâu, thở chậm,… để có thể ngăn ngừa sự căng thẳng, lo lắng – những yếu tố có thể khiến biểu hiện tic thêm trầm trọng hơn.
Trẻ được yêu cầu đứng trước gương và thực hiện hành động thay thế một tic
Với trường hợp rối loạn tic nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta giao cảm,… nhằm giúp trẻ mau chóng kiểm soát biểu hiện tic hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thuốc tây cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho trẻ sử dụng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần mà còn gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamin trong não bộ, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi, giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện hiệu quả các biểu hiện tic như chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng, khụt khịt mũi,… Bởi vậy, phụ huynh nên tìm hiểu và tham khảo cho trẻ kết hợp sử dụng cùng các sản phẩm bổ trợ được bào chế từ các thảo dược này.
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện chứng rối loạn tic hiệu quả
7 nhóm thực phẩm tốt nhất cho trẻ rối loạn tic, cha mẹ nên biết!
Khi đã hiểu ro về những nguyên nhân gây bệnh tic, cha mẹ sẽ có thể giúp con phòng ngừa sớm từ giai đoạn đầu. Thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cùng biện pháp giáo dục hành vi và sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược, các biểu hiện tic của trẻ sẽ mau chóng được cải thiện hiệu quả. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
DS: Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/transient-tic-disorder#causes2
https://www.nhs.uk/conditions/tourettes-syndrome/causes/
https://examine.com/supplements/uncaria-rhynchophylla/
Tin liên quan
Viết bình luận