Bệnh động kinh

Hội chứng Tourette ở trẻ – Tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hại!

Ngày đăng: 9 Tháng Mười, 2018
5/5 - (2 bình chọn)

Con bạn được chẩn đoán mắc hội chứng Tourette, bạn vô cùng hoang mang không biết đây là bệnh lý gì, nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không, có trị khỏi không… Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hội chứng Tourette là gì?

Hội chứng Tourette là một rối loạn thần kinh gây ra những cử động và âm thanh bất thường, lặp đi lặp lại không thể kiểm soát được. Đây là hội chứng nghiêm trọng, phức tạp do kết hợp cả rối loạn tic âm thanh và rối loạn tic vận động, xảy ra từ 1 năm trở lên. Đối tượng hay gặp nhất là trẻ nhỏ 3 – 9 tuổi, nam chiếm tỷ lệ gấp 4 lần nữ.

Hội chứng Tourette có triệu chứng gì đặc biệt?

Khi mắc hội chứng Tourette, tùy từng trường hợp, trẻ sẽ có những triệu chứng sau đây:

Rối loạn vận động

– Mắt chớp, nháy, giật khóe mắt liên tục.

– Cau mày.

– Chun mũi, khịt mũi.

– Giật cơ miệng, cử động như đang nhai vật gì liên tục, trề môi, liếm môi, cắn môi, nhổ nước bọt.

– Gật đầu, lắc đầu.

– Nhún vai.

– Chạm vào người khác, hít ngửi.

– Nhảy lên nhảy xuống, uốn éo người.

– Tạo cử chỉ mang tính khiêu dâm.

Rối loạn âm thanh

– Phát ra tiếng ho khạc, khò khè, tiếng ngáy, húng hắng, ăng ẳng trong cổ họng.

– Lặp đi lặp lại 1 từ hay 1 âm thanh vô nghĩa hoặc nhại tiếng động vật, tiếng người khác nói.

– Lặp đi lặp lại một cụm từ dài, nói những câu tục tĩu.

Hội chứng Tourete là các hành động, âm thanh bất thường lặp lại nhiều lần

Nếu phát hiện mình/ người thân có các biểu hiện của hội chứng Tourette, đừng chần chừ! Hãy liên hệ ngay đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được các chuyên gia tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette

Tuy chưa khẳng định 100% nhưng nhiều chuyên gia tin rằng, khiếm khuyết di truyền chính là nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette. Ngoài ra, sự bất thường về cấu trúc và chức năng của các hạch cơ sở trong não (bộ phận kiểm soát hoạt động của các nhóm cơ) hoặc sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, norepinephrine, serotonin cũng được cho là có liên quan mật thiết đến sự hình thành và tiến triển của hội chứng Tourette.

Hội chứng Tourette có nguy hiểm không?

Tuy không quá nguy hiểm, thế nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hội chứng Tourette sẽ gây nhiều cản trở và khó khăn trong cuộc sống của người bệnh, cụ thể như:

– Bị cô lập, kỳ thị, bị người xung quanh xa lánh, trêu chọc, bắt nạt.

– Khả năng tập trung kém làm giảm kết quả học tập, làm việc.

– Tính khí trở nên nóng nảy, hung hăng, bốc đồng, dễ thực hiện hành vi phạm pháp.

– Ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, đau đầu thường xuyên.

– Dễ mắc kèm các rối loạn thần kinh nguy hiểm như: lo âu, trầm cảm, hoảng loạn, tự kỷ, tăng động giảm chú ý

Hội chứng Tourette có chữa khỏi không?

Hội chứng Tourette có thể chữa khỏi được, tuy nhiên cần điều trị tích cực và đúng phương pháp, đồng thời đòi hỏi sự kiên trì của cả người bệnh, người thân và những người xung quanh. Hiện nay có một số phương pháp điều trị chứng bệnh này đó là: liệu pháp hành vi, trị liệu tâm lý, thuốc tây, phẫu thuật, sản phẩm bổ trợ.

Liệu pháp hành vi

Do tính an toàn, dễ thực hiện tại nhà, đảo ngược thói quen là liệu pháp hành vi được lựa chọn đầu tiên đối với bất kỳ trường hợp mắc hội chứng Tourette nào. Người bệnh được yêu cầu đứng trước gương và thực hiện lại các hành động, âm thanh thường gặp khi hội chứng Tourette xảy ra trong khoảng 30 phút, 1 – 2 lần mỗi ngày. Dần dần những hành động, âm thanh bất thường sẽ trở thành thói quen và có thể kiểm soát được.

Đảo ngược thói quen là phương pháp trị hội chứng Tourette hiệu quả và an toàn

Trị liệu tâm lý

Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập sau:

– Thôi miên.

– Thư giãn cơ.

– Ngồi thiền tĩnh tâm.

– Hít sâu thở chậm.

Thuốc tây

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho hội chứng Tourette, tuy nhiên một số loại thuốc dưới đây có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng trong trường hợp nặng.

– Haloperidol, pimozide, tetrabenazine, fluphenazin: thuốc an thần giúp làm giảm các phản ứng quá khích, hung hăng, cáu gắt, khó ngủ.

– Onabotulinumtoxina (Botox): các mũi tiêm vào cơ có thể làm giảm các rối loạn vận động và âm thanh đơn giản.

– Methylphenidate, dextroamphetamine: thuốc làm giảm các triệu chứng hoạt động quá mức, kém tập trung.

– Clonidin, guanfacine: thuốc chẹn alpha giao cảm có thể giúp kiểm soát các cơn giận dữ.

– Fluoxetine, clomipramine, paroxetine, fluvoxamine: thuốc chống trầm cảm có thể giúp kiểm soát hành vi ám ảnh cưỡng chế.

Những loại thuốc này có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ, do vậy cần lưu ý chỉ dùng khi thật sự cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị.

Phẫu thuật kích thích não sâu

Bác sĩ sẽ tiến hành cấy thiết bị điện tử (chạy pin) vào não để kích thích bộ phận kiểm soát vận động. Phẫu thuật này đã mang lại kết quả tốt cho một số trường hợp mắc hội chứng Tourette nặng, tuy nhiên hiệu quả thực sự vẫn còn trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này cũng tồn tại một số rủi ro nên chỉ được cân nhắc chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp khác trong thời gian dài.

Lối sống giúp kiểm soát hội chứng Tourette

Giao tiếp xã hội và lối sống hàng ngày có vai trò quan trọng, có thể quyết định thành bại trong điều trị hội chứng Tourette. Để nhanh chóng giảm bớt và chữa khỏi hội chứng Tourette, chúng ta cần lưu ý:

– Thông báo với gia đình và nhà trường và những người xung quanh để cùng phối hợp điều trị

– Không phê phán, chê cười, kỳ thị, xa lánh người bệnh

– Lờ đi, tỏ ra không chú ý đến các biểu hiện bất thường của người bệnh

– Động viên và khen ngợi kịp thời

– Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh thu hút sự chú ý và khuyến khích người bệnh tham gia như: chơi kéo co, đánh cầu lông, vẽ tranh, ca hát,…

– Cho người bệnh tham gia các hội, nhóm có cùng tình trạng để giảm cảm giác khác biệt, mặc cảm

– Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ chất, hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất bảo quản hoặc mì chính

– Sử dụng thảo dược An Tức Hương, Câu đằng để làm giảm nồng độ dopamine, từ đó giúp người bệnh kiểm soát các rối loạn vận động, âm thanh nhanh và bền vững hơn.

Hội chứng Tourette tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại phức tạp và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống. Nắm rõ những đặc điểm đã được liệt kê phía trên chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong hành trình chữa trị căn bệnh này.

Ds. Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gilles-de-la-tourette-syndrome#outlook

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Tourette-Syndrome-Fact-Sheet%20

Viết bình luận