Là một dạng động kinh hiếm gặp và cũng rất đặc biệt, động kinh thể bụng với những biểu hiện xảy ra trên hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn,… thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nhất là hội chứng nôn theo chu kỳ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Vậy làm sao để phân biệt hai chứng bệnh này? Cùng tìm lời giải đáp chính xác nhất ngay tại bài viết sau.
Mục lục
Mặc dù có nhiều biểu hiện tương đồng nhưng động kinh thể bụng và hội chứng nôn theo chu kỳ là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy, nếu chú ý quan sát từng triệu chứng cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết thì bác sĩ hoàn toàn có thể phân biệt hai chứng bệnh này.
Đặc điểm |
Động kinh thể bụng |
Hội chứng nôn theo chu kỳ |
Định nghĩa |
Dạng động kinh hiếm gặp, thường thấy ở trẻ nhỏ với các biểu hiện chủ yếu xảy ra trên hệ tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng. |
Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa mạn tính gây ra các đợt nôn kịch phát, theo chu kỳ, khó kiểm soát, thường gặp ở trẻ 3 – 7 tuổi. |
Triệu chứng |
Ngoài biểu hiện đau bụng dữ dội, đột ngột, kéo dài vài giây đến vài phút kèm cảm giác buồn nôn, nôn. Người bệnh còn gặp một số triệu chứng như: – Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt hoặc ngất. – Co giật toàn thân hoặc một số bộ phận của cơ thể, nhưng ít gặp. – Thiếu tỉnh táo, nhầm lẫn, thờ ơ với mọi thứ xung quanh |
Chủ yếu là tình trạng nôn mửa tái phát cùng một thời điểm (thường vào buổi sáng), kéo dài vài giờ đến vài ngày kèm theo một số biểu hiện: – Đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, nôn khan. – Cảm giác buồn nôn và vã mồ hôi trước khi bắt đầu nôn. – Các cơn đau nửa đầu dữ dội |
Nguyên nhân |
Chưa thực sự có một nghiên cứu nào chứng minh nguyên nhân dẫn đến động kinh thể bụng, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền. |
Có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng nôn theo chu kỳ bao gồm: lo âu, stress quá mức, di truyền, khó tiêu, vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc mất cân bằng hormon. |
Điều trị |
Người bệnh đáp ứng tốt với các thuốc chống động kinh. |
Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, mọi loại thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng, bao gồm: thuốc chống nôn, thuốc bổ, tăng cường sức khỏe và thuốc giảm đau đầu. |
Bảng phân biệt động kinh thể bụng và hội chứng nôn theo chu kỳ
Vì là hai bệnh lý khác nhau nên tiêu chuẩn chẩn đoán của hai chứng bệnh này cũng sẽ không giống nhau, cụ thể như sau:
Đo điện não đồ là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán chính xác động kinh thể bụng. Các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như: Phân tích máu, nội soi, chụp CT,… để loại trừ các nguyên nhân liên quan đến tiêu hóa hoặc thực phẩm.
Ngoài ra, điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở người bệnh động kinh thể bụng với hội chứng nôn theo chu kỳ đó là những triệu chứng liên quan đến vấn đề về thần kinh, bao gồm thiếu tỉnh táo, nhầm lẫn, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Hiện nay chưa có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán hội chứng nôn theo chu kỳ, nhưng dựa trên triệu chứng bệnh, bác sĩ vẫn có thể đưa ra những nhận định chính xác. Dưới đây là 4 tiêu chí cần thiết để chẩn đoán bệnh:
– Ít nhất 5 chu kỳ nôn trong một khoảng thời gian bất kỳ đã được đánh giá hoặc có 3 chu kỳ nôn trong 6 tháng.
– Mỗi chu kỳ nôn kéo dài từ 1 giờ – 10 ngày và diễn ra cách nhau ít nhất 1 tuần.
– Tính chất bệnh và triệu chứng có sự đặc thù với từng bệnh nhân.
– Người bệnh có thể khỏe mạnh bình thường sau mỗi đợt nôn
Dựa trên triệu chứng và xét nghiệm để chẩn đoán động kinh thể bụng với hội chứng nôn
Thuốc tây được xem là giải pháp bắt buộc trong điều trị động kinh nói chung và động kinh thể bụng nói riêng. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc. Một số loại thuốc đáp ứng tốt với động kinh thể bụng bao gồm: Phenytoin (Dilantin), Oxcarbazepine (Trileptal, Oxtellar ), Carbamazepine (Tegretol, Carbatrol, Epitol)…
Mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhưng thuốc tây cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan – thận,… Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng các thảo dược có tính trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não như Câu đằng, An tức hương,… để tăng hiệu quả điều trị, kiểm soát cơn động kinh tốt hơn. Không chỉ vậy, những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp người bệnh động kinh mau chóng hồi phục sức khỏe vận động, giảm mệt mỏi sau cơn rất tốt.
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược giúp kiểm soát bệnh động kinh thể bụng hiệu quả
Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng cơn?
Động kinh thể bụng mặc dù khá hiếm gặp và khó chữa, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát cơn hiệu quả nếu sớm phát hiện, lựa chọn phương pháp can thiệp điều trị thích hợp. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
DS: Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cyclic-vomiting-syndrome/symptoms-causes/syc-20352161
http://bmnhi.tump.edu.vn/uploads/media/N%C3%B4n%20chu%20k%E1%BB%B3%20%E1%BB%9F%20tr%E1%BA%BB%20em%20VH.pdf
https://www.webmd.com/epilepsy/guide/abdominal-epilepsy-in-children-and-adults#2-6
Tin liên quan
Viết bình luận