Bệnh động kinh

Động kinh: Những rủi ro khi mang thai và cách phòng tránh

Ngày đăng: 3 Tháng Bảy, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Là một người phụ nữ, ai cũng muốn có một mái ấm gia đình và những đứa con khỏe mạnh, nhưng căn bệnh động kinh đã khiến nhiều người trở nên e ngại và lo lắng. Bản thân sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng khi mang bệnh, trong khi em bé có thể bị dị tật bẩm sinh do thuốc điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn luôn khuyên rằng, nếu hiểu sâu về bệnh, biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời, 90% chị em phụ nữ vẫn có thể mang thai, sinh con bình thường và hạn chế gặp phải những rủi ro không đáng có.

Những rủi ro có thể xảy ra với phụ nữ mang thai bị động kinh

Thay đổi tần suất cơn động kinh

Ước tính có tới 15 – 30% phụ nữ có sự gia tăng tần suất cơn động kinh khi mang thai, thường xảy ra trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây tăng tần suất này bao gồm thay đổi hormon sinh dục, tăng giữ nước, natri, căng thẳng quá mức và giảm nồng độ thuốc chống động kinh trong máu. Đặc biệt, việc ngủ không đủ giấc và dùng thuốc không đúng chỉ định là yếu tố gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cơn động kinh ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai bị động kinh có tần suất cơn cao hơn người bình thường

Cơn động kinh gây tai nạn cho mẹ và thai nhi

Mức độ rủi ro của người phụ nữ mắc bệnh động kinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng thể bệnh. Với cơn động kinh cục bộ thường ít nguy hiểm hơn cơn co cứng – co giật toàn thân, tuy nhiên, dạng bệnh này lại có thể tiến triển thành cơn động kinh toàn bộ, người mẹ dễ bị chấn thương và ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Một số rủi ro thường gặp bao gồm: chấn thương do ngã, bỏng, chảy máu khi sinh, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, giảm nhịp tim thai… Đặc biệt, nguy cơ tiền sản giật sẽ cao hơn khi người mẹ bị tăng huyết áp đi kèm.

Việc kiểm soát tốt các cơn co giật, động kinh trong thai kỳ là rất quan trọng. Hầu hết chuyên gia cho rằng những rủi ro do cơn động kinh mang lại nguy hiểm hơn là tác dụng không mong muốn của thuốc chống động kinh.

Tác hại của thuốc chống động kinh trên từng giai đoạn phát triển thai nhi

Nguy cơ dị tật bẩm sinh có thể lên tới 4 – 6% số trẻ có mẹ sử dụng thuốc chống động kinh trong thai kỳ. Nếu người mẹ không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, nguy cơ này sẽ cao hơn.

Các dị dạng phổ biến nhất bao gồm hở hàm ếch, dị tật tim, đái tháo đường, chậm phát triển… Ngoài ra, thuốc chống động kinh còn có thể gây chảy máu ở trẻ sau khi sinh, chậm tăng trưởng hoặc tử vong chu sinh (trẻ tử vong ngay trong tuần đầu tiên chào đời).

Giải pháp phòng tránh rủi ro cho phụ nữ mang thai bị động kinh

Mong muốn của tất cả những người làm mẹ là con cái được sinh ra và lớn lên khỏe mạnh. Và phụ nữ bị động kinh còn mong mỏi nhiều hơn thế, bởi hơn ai hết, họ hiểu về bệnh động kinh và thuốc điều trị nguy hiểm như thế nào. Nhưng nếu chuẩn bị tốt, em bé vẫn có thể chào đời và phát triển khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác. Lời khuyên của chuyên gia cho chị em là:

– Cần có kế hoạch chuẩn bị thật tốt trước khi mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ từ trước để điều chỉnh thuốc chống động kinh phù hợp với tình trạng sức khỏe. Thông thường, các bác sĩ sẽ bắt đầu bằng một loại thuốc với liều khởi đầu thấp nhất. Và để nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng có hại của thuốc tây, chị em có thể tham khảo sử dụng thêm những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược chứa Câu đằng, An tức hương. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, những giải pháp bổ trợ sẽ giúp chị em sớm kiểm soát làm giảm tần suất và mức độ cơn co giật, rút ngắn thời gian điều trị và đảm bảo đủ sức khỏe trước khi bước vào giai đoạn vất vả của thai kỳ.

– Bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết như selen, kẽm và acid folic để giảm thiểu khuyết tật ống thần kinh cho em bé.

– Người mẹ cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ kiểm soát nồng độ thuốc trong suốt thai kỳ. Thông thường, lượng thuốc chống động kinh trong máu giảm khi mang thai, lượng giảm tùy vào từng người. Việc kiểm tra thường xuyên giúp bác sĩ điều chỉnh liều sử dụng cả trong và sau khi sinh con, giúp giảm phản ứng phụ mà vẫn duy trì được hiệu quả điều trị.

– Sử dụng vitamin K trong tháng cuối cùng của thai kỳ để ngăn ngừa biến chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, em bé có mẹ bị động kinh cũng cần được cho uống vitamin K vào lúc sinh.

Trẻ có mẹ bị bệnh động kinh cần được bổ sung vitamin K ngay sau khi sinh

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác, duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc suy nghĩ quá nhiều, ngủ đủ giấc…

– Tập thể dục thường xuyên rất có lợi cho các mẹ bầu, bởi không những tập thể dục giúp việc sinh đẻ được thuận lợi hơn, thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe mà còn góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát cơn động kinh trong thai kỳ.

– Nếu sau khi sinh, người mẹ bắt buộc phải sử dụng thuốc chống động kinh trong điều trị thì nên cho con bú cách xa thời gian sử dụng thuốc, nhằm giảm tối đa lượng thuốc chống động kinh bài tiết vào sữa mẹ. Thay tã cho con dưới nền nhà, nên cho con ăn và tắm khi có người lớn khác ở bên cạnh để được hỗ trợ nếu các cơn động kinh xảy ra bất ngờ.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.epilepsy.com/learn/impact/reproductive-risks/risks-during-pregnancy

Viết bình luận