Bệnh tiết niệu

Cơn đau quặn thận do sỏi – Tổng hợp thông tin bạn nên biết để giải quyết triệt để

Ngày đăng: 2 Tháng Sáu, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Đau quặn thận thường xảy ra khi viên sỏi bắt đầu di chuyển cọ xát và cản trở đường tiểu. Tùy từng kích thước sỏi và vị trí tắc nghẽn mà mức độ đau sẽ khác nhau. Vậy cơn đau quặn thận có đặc điểm gì, làm sao để nhận biết và xử trí đúng? Cùng tìm hiểu thông tin tại bài viết dưới đây.

Cơn đau quặn thận là gì?

Đau quặn thận là tình trạng đau dữ dội và đột ngột xảy ra khi sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) cản trở quá trình lưu thông nước tiểu hoặc chặn một phần đường tiểu. Ngoài ra khi sỏi di chuyển cọ xát cũng khiến tình trạng đau này trầm trọng hơn.  

Đau quặn thận có nguy hiểm không?

Đau quặn thận trong một số trường hợp cần được cấp cứu bởi tính chất đau rất rầm rộ khiến người bệnh đứng ngồi không yên. Đây là dấu hiệu cho thấy viên sỏi đang gia tăng về kích thước và có thể tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước, suy thận, thậm chí có thể gây vỡ thận nếu viên sỏi kích thước quá lớn. Chính vì vậy, khi sỏi gây đau quặn thận, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có những điều chỉnh phù hợp.

Dấu hiệu cơn đau quặn thận cần nhận biết sớm

Triệu chứng và mức độ đau quặn thận có thể thay đổi tùy theo kích thước và vị trí của viên sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi nhỏ có thể chỉ gây đau âm ỉ vùng lưng bụng, còn sỏi lớn làm tắc ống niệu quản thường gây đau quặn thận với các đặc điểm sau:

– Cơn đau thường xuất hiện sau những vận động gắng sức, thay đổi tư thế đột ngột hoặc mang vác vật nặng, đi xe đường dài,…

– Cường độ đau: phần lớn tình trạng đau quặn thận đều xảy ra một cách dữ dội theo từng cơn khiến người bệnh rất khó chịu, việc thay đổi tư thế lúc này thường không giúp giảm đau hiệu quả

– Vị trí đau quặn thận: cơn đau thường khởi phát ở vùng mạn sườn dưới – hố thắt lưng ở một  bên hoặc cả hai bên, sau đó lan dần xuống vùng bẹn, đùi trong và bộ phận sinh dục ngoài. Có một số trường hợp đau có thể lan sang bên thắt lưng đối diện

– Thời gian đau: Cơn đau quặn thận có thể kéo dài từ 20 – 30 phút, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh

Cơn đau quặn thận do sỏi thường gây nhiều khó chịu

Những dấu hiệu kèm theo cơn đau quặn thận

Ngoài cơn đau quặn thận điển hình do sỏi di chuyển, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

– Tiểu khó, tiểu ra máu, nước tiểu đục

– Mệt mỏi, đuối sức, có thể kèm theo sốt cao ớn lạnh

– Khó thở, phù chân tay, xuất hiện vị lạ trong miệng – đây là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận, sỏi tiết niệu gây biến chứng tới chức năng thận

Do đó, ngay khi xuất hiện cơn đau quặn thận, bạn cần đến thăm khám tại bệnh viện để can thiệp đúng giúp nhanh loại sỏi.

Hướng dẫn phân biệt cơn đau quặn thận với các chứng đau cùng vị trí

Vì ở cùng một vị trí đau nên những cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi đường tiết niệu có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác khiến việc điều trị có phần chậm trễ. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn nhận biết và phân biệt đúng:

– Đau thận do viêm bể thận cấp tính: đau thường khu trú ở vùng mạn sườn thắt lưng, ngay dưới xương sườn 12 phía ngoài khối cơ thắt lưng – cùng, có thể lan ra phía trước và vùng chậu

– Bệnh viêm ruột thừa cấp tính: điểm đau là ở hố chậu phải, ấn điểm Mac Burney dương tính, ngoài ra người bệnh có kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng

– Bệnh đau dạ dày – tá tràng cấp tính: Đau bụng theo chu kỳ, đau thường xuất hiện lúc đói

– Mang thai ngoài tử cung: Cơn đau quặn thận dữ dội kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, chậm kinh,…

– Viêm rễ dây thần kinh: thường đau nhói ở hai bên xương sống và cơn đau thay đổi theo vị trí

– Cơn đau quặn do sỏi đường mật: đau dữ dội vùng hạ sườn phải kèm theo biểu hiện vàng da, vàng mắt, chán ăn, sốt cao, rét run,… siêu âm gan và túi mật có hình ảnh sỏi

Mách bạn cách làm giảm cơn đau quặn thận tại nhà

Với trường hợp đau quặn thận dữ dội, người bệnh cần được xử trí giảm đau tại bệnh viện. Trước đó, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau để giúp xoa dịu cơn đau tại nhà:

– Chườm ấm, mát xa giảm đau: bằng một túi sưởi hoặc chai nước ấm vào vùng lưng bụng, giúp cải thiện lưu thông máu và xoa dịu phần nào cơn đau, sau đó nằm nghỉ ngơi

– Duy trì uống nước hàng ngày: ngoài việc uống nước ấm khi đang bị đau quặn thận, bạn cần bổ sung tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày để giúp pha loãng nước tiểu

– Uống nước ép cần tây: giúp giảm đau, giãn cơ trơn để cải thiện các cơn đau quặn thận

– Dùng thuốc giảm đau: bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau tây y như paracetamol, ibuprofen,… Tuy nhiên, không nên lạm dụng các thuốc này để tránh gặp tác dụng phụ.

Mẹo giảm đau quặn thận tại nhà

 

Xem thêm:

Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Cách điều trị cơn đau quặn thận do sỏi để phòng ngừa tái phát

Việc giảm đau quặn thận chỉ mang tính chất tạm thời, cái quan trọng là cần loại bỏ sỏi thận, sỏi tiết niệu – căn nguyên gây đau để tránh tái phát lại. Hiện nay, một số nhóm thuốc tây thường được dùng là thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, giãn cơ trơn, kháng sinh nếu có kèm theo viêm tiết niệu. Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định để tránh các tác dụng phụ như kích ứng tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt,… Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị sỏi, rút ngắn thời gian dùng thuốc tây, các chuyên gia tiết niệu khuyên người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính, không gây độc hại ngay cả khi dùng dài ngày để đào thải cả viên sỏi kích thước lớn.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương và PGS.TS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 103, muốn trị sỏi đạt hiệu quả và an toàn, cần dùng đúng vị thuốc đã qua nghiên cứu và có tài liệu tiêu chuẩn chứng minh. Đặc biệt là những giải pháp điều trị có sự kết hợp của 7 vị thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Mỗi thành phần đều có những công dụng riêng và khi sử dụng chung trong một bài thuốc sẽ cộng hưởng với nhau, tạo ra nhiều lợi ích nổi bật:

– Nhóm lợi tiểu: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, làm tăng rõ rệt lưu lượng nước để bào mòn sỏi, giảm kích thước viên

– Nhóm giãn cơ trơn tiết niệu: Hoàng bá, Bán biên liên có khả năng giãn cơ trơn hiệu quả, tạo điều kiện cho viên sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài, không làm tổn thương niêm mạc đường tiểu

– Nhóm giảm đau, kháng khuẩn, cầm máu: Kim tiền thảo, Nhọ nồi, Bán biên liên, Hoàng bá vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tiết niệu, vừa giúp giảm đau, ngăn chặn tình trạng đi tiểu ra máu

– Nhóm kiềm hóa nước tiểu: Kim tiền thảo, Râu mèo có khả năng điều chỉnh pH, kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự gia tăng kích thước sỏi

Việc sử dụng sản phẩm viên uống từ những vị thảo dược này được xem là lựa chọn tối ưu nhất dành cho người bị sỏi đường tiết niệu hiện nay, tránh gặp nhiều bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt thường ngày.

Giải pháp thảo dược tối ưu cho những người bị sỏi tiết niệu

Mặc dù ưu tiên điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc nhưng nếu kích thước viên quá lớn, sỏi để lâu gây đau quặn thận dai dẳng kèm theo biến chứng ứ nước, giãn đài bể thận,… bác sĩ sẽ chỉ định một số phẫu thuật mổ/tán sỏi như tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi bằng sóng xung kích,… để loại bỏ sỏi, tránh tổn thương chức năng thận – tiết niệu.

Những cơn đau quặn do sỏi thận, sỏi tiết niệu chẳng ai mong muốn dù chỉ một lần. Chính vì vậy, hãy tuân thủ điều trị căn nguyên gây đau và kết hợp với một lối sống khoa học mỗi ngày.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032027 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye dành cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Chế độ dinh dưỡng khi bị sỏi tiết niệu

 

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicinenet.com/kidney_pain/article.htm

https://www.healthline.com/health/kidney-pain-vs-back-pain

 

 

Viết bình luận