Bệnh tiết niệu

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Điều trị sao để hiệu quả?

Ngày đăng: 6 Tháng Tư, 2019
5/5 - (5 bình chọn)

Bệnh sỏi thận thường đặc trưng bởi những cơn đau quặn thận cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Qua thời gian, sỏi thận có thể tăng dần về kích thước và số lượng gây nhiều đau đớn và bất tiện. Vậy bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Phải chữa như thế nào để hiệu quả? Thắc mắc của bạn sẽ được làm rõ trong bài viết này.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? 4 biến chứng có thể gặp

Sỏi thận là do các khoáng chất lắng đọng và kết tinh với nhau tạo thành tinh thể cứng. Sỏi thận nhỏ nếu can thiệp sớm thì khả năng cao được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên khi sỏi tăng nhanh về kích thước và số lượng, nhiều biến chứng có thể xảy ra trên hệ thống đường tiết niệu, làm nguy hại đến sức khỏe. Do đó, “bệnh sỏi thận có nguy hiểm không” sẽ phụ thuộc nhiều vào việc điều trị của mỗi người bệnh. Dưới đây là 4 biến chứng có thể gặp phải do bệnh sỏi thận:

4 biến chứng bệnh sỏi thận

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Sỏi thận thường không ở yên một vị trí mà di chuyển theo dòng nước tiểu, rơi xuống niệu quản, niệu đạo gây bít tắc. Nước tiểu không được lưu thông sẽ bị ứ đọng tại thận và nhiều vị trí gây giãn đài bể thận, thận bị ứ nước, niệu quản ứ nước,…

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sỏi thận là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng thận và một số vị trí khác trong đường tiết niệu. Sỏi thận lớn, có cạnh sắc nhọn, bề mặt gồ ghề có thể gây tổn thương niêm mạc tiết niệu khi di chuyển, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn với các dấu hiệu như: tiểu rắt, tiểu buốt dai dẳng, nước tiểu có màu hồng, có mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới, buồn nôn, sốt cao, ớn lạnh,…

Suy thận cấp tính, mạn tính

Sỏi thận khi gây viêm, tắc nghẽn đường tiết niệu sẽ dẫn tới ứ nước, ứ mủ, làm hủy hoại tế bào thận và suy thận. Khi bị tổn thương nghiêm trọng, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa, đòi hỏi phải can thiệp bằng cách chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận rất tốn kém. Một số biểu hiện suy thận cần nhận biết sớm như: tiểu đêm, tiểu ít, nước tiểu có bọt, nước tiểu có lẫn máu, đau buốt khi đi tiểu, sưng phù các chi (cổ tay, cổ chân,…), tấy đỏ ngoài da, ngứa phát ban,…

Vỡ thận

Đây là một biến chứng rất hiếm nhưng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Thận nằm ở vùng hốc lưng, được bảo vệ bởi hệ thống xương sườn và thành bụng nên rất khó vỡ chỉ khi có những chấn thương đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, vách thận rất mỏng nếu bị ứ nước quá nhiều làm tăng áp suất gây vỡ thận đột ngột.

Sỏi thận có thể gây biến chứng suy thận phải chạy thận nhân tạo

Nhanh chóng loại bỏ sỏi thận là cách tốt nhất để thoát khỏi sự lo lắng về bệnh. Và nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp trị sỏi thận an toàn và hiệu quả, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.

Bệnh sỏi thận điều trị như thế nào để tránh biến chứng?

Ngay khi phát hiện bệnh sỏi thận, bạn nên điều trị tích cực để nhanh chóng loại bỏ sỏi thận. Hiện nay, các phương pháp sau được áp dụng:

Điều trị sỏi thận bằng nội khoa

Là giải pháp được ưu tiên khi kích thước sỏi còn nhỏ và được đánh giá là có khả năng đào thải theo nước tiểu.

Thuốc tây chữa sỏi thận

Thuốc tây có thể làm giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu do sỏi thận nhưng lại khó tác động trực tiếp đến căn nguyên nên sỏi thận dễ tái phát, chính vì vậy để tăng hiệu quả, người bệnh cần được kết hợp thêm một số biện pháp điều trị khác. Một số nhóm thuốc được chỉ định bao gồm:

– Thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (N- SAIDs): cải thiện các triệu chứng đau buốt, khó chịu do sỏi thận gây ra

– Thuốc giãn cơ trơn niệu quản: để giảm co thắt cơ trơn, giảm đau, tạo điều kiện để đào thải viên sỏi dễ dàng hơn

– Thuốc điều trị theo nguyên nhân: tùy theo thành phần sỏi thận, các thuốc sau được chỉ định để giúp điều chỉnh nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu:

– Sỏi canxi: thuốc kali citrate, thuốc lợi tiểu thiazid,…

– Sỏi struvite (sỏi san hô): kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn

– Sỏi acid uric: thuốc kiềm hóa nước tiểu và Allopurinol

– Sỏi cystine: thuốc giảm nồng độ cystine

Thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi thận

Để chữa bệnh sỏi thận một cách triệt để và an toàn, ngoài mục tiêu cải thiện triệu chứng thì cần tác động tới phần “gốc” của bệnh (hay căn nguyên). Về phương diện này thì các thuốc tây hay phẫu thuật sỏi thận thường khó đáp ứng, chưa kể đến một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc tây dài ngày và biến chứng sau mổ. Do đó, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng các thảo dược hỗ trợ để duy trì hiệu quả lâu dài hơn và rút ngắn thời gian điều trị.

Trong số những thảo dược nổi tiếng điều trị sỏi thận, nhiều người thường hay nhắc đến với Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo. Không chỉ là kinh nghiệm dân gian sử dụng, ngày nay, rất nhiều bằng chứng khoa học đã làm sáng tỏ hơn về công dụng của những vị thảo dược này. Kết quả nghiên cứu tại Nhật bản, Hàn quốc cho thấy, Kim tiền thảo hay Râu ngô, Râu mèo có tác dụng lợi tiểu rất mạnh, tăng quá trình bài tiết nước tiểu để nhanh bào mòn viên sỏi. Theo một nghiên cứu khác tại khoa Tiết niệu – Bệnh viện Quảng Đông, Trung Quốc, tinh chất Kim tiền thảo còn có khả năng kiềm hóa nước tiểu và tăng nồng độ citrate chống kết tinh sỏi tự nhiên và làm tan sỏi hiệu quả.

Sự kết hợp của các thảo dược này trong bài thuốc 7 vị gồm: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Nhọ nồi, Hoàng bá sẽ tác động toàn diện hơn lên hệ thống đường tiết niệu. Người bệnh sỏi thận nên sử dụng sớm một số sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần này để sớm “trục xuất” sỏi thận ra ngoài, tránh tái phát về sau.

Bộ 7 thảo dược trị sỏi thận hiệu quả

Xem thêm: Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả

Phẫu thuật điều trị sỏi thận

Đây chỉ là giải pháp cấp bách với sỏi thận kích thước lớn trên 20mm kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu, thận ứ nước,… Các phẫu thuật này có thể loại bỏ sỏi thận nhanh chóng nhưng cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro biến chứng như: tổn thương niệu quản, đau đớn kéo dài sau mổ, nhiễm trùng sau phẫu thuật, tổn thương thận,…

Hiện nay có các phẫu thuật sỏi thận bao gồm:

– Tán sỏi bằng sóng xung kích (ESWL)

– Tán sỏi nội soi ngược dòng

– Tán sỏi qua da bằng sóng laser

– Mổ hở lấy sỏi

– Phẫu thuật bằng robot

Lời khuyên hữu ích giúp điều trị và phòng ngừa sỏi thận tái phát

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng nhiều có thể làm thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của sỏi thận. Bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

– Uống nhiều nước: tối thiểu 8 – 12 cốc nước/ngày (tương đương 2,5 lít nước), bổ sung thêm chất lỏng nếu làm việc trong điều kiện nóng bức bị mất nước, ra nhiều mồ hôi

Người bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước hàng ngày

– Tăng cường một số loại nước ép tốt cho bệnh sỏi thận như: nước ép việt quất, nước ép cần tây, nước ép húng quế.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là các trái cây giàu citrate tự nhiên như cam, chanh, quýt, bưởi.

– Bổ sung canxi từ thực phẩm với lượng khoảng 800mg – 1200mg/ngày từ các loại hải sản, trứng, sữa,…

– Tránh các thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau bina, khoai lang, khoai tây, sô cô la,…

– Ăn nhạt hơn, lượng muối không quá 2,3g /ngày

– Hạn chế đạm động vật có trong nội tạng động vật, thịt bò, thịt lợn. Mỗi ngày không ăn quá 150g thịt các loại

– Tránh các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…), hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều muối, đường

– Duy trì cân nặng hợp lý, giữ kích thước vòng eo lí tưởng

– Tập thể dục hàng ngày, không ngồi lâu một tư thế để không làm lắng đọng khoáng chất tạo sỏi

– Thăm khám sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để đánh giá đáp ứng với điều trị và kích thước sỏi thận

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch điều trị của người bệnh cũng như chế độ sinh hoạt mỗi ngày. Hy vọng bạn và người thân đã trang bị được nhiều thông tin để giúp điều trị và phòng ngừa sỏi thận đạt hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp thông tin từ A – Z: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung  Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759

https:// kidneystonemelbourne.com.au/diagnosis/complications-kidney-stones

Viết bình luận