Bệnh động kinh

Co giật, động kinh do u não: Lý giải nguyên nhân và tìm hướng điều trị!

Ngày đăng: 7 Tháng Hai, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Theo số liệu thống kê cho thấy, có tới 60% bệnh nhân u não xuất hiện cơn co giật, trong đó 40% trường hợp tiến triển thành động kinh rất khó kiểm soát. Vậy nguyên nhân nào khiến người bệnh u não dễ bị động kinh và hiện nay có cách nào để điều trị hiệu quả? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

Tại sao động kinh thường xảy ra ở người bệnh u não?

Các nhà khoa học cho rằng, động kinh thường xảy ra ở người bệnh u não là do:

– Các khối u chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến hoạt động điện não bộ và gây cơn co giật.

– Khối u làm tăng áp lực nội sọ, gây tổn thương các tế bào não.

– Các mô sẹo do phẫu thuật u não có thể là nơi khởi phát cơn co giật.

– Stress, căng thẳng, lo lắng quá mức, mất ngủ thường xuyên… khi mắc bệnh u não có thể là những yếu tố kích hoạt, làm tăng số cơn co giật.

U não chèn ép các tế bào thần kinh gây cơn co giật

Nguy cơ mắc bệnh động kinh do u não

Tùy vào từng loại khối u, ví trí, đặc điểm của chúng mà nguy cơ gặp cơn co giật cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là thống kê một số loại khối u dễ dẫn đến động kinh:

Ganglioglioma: U hệ thống thần kinh trung ương nguyên phát hiếm gặp, phát triển chậm, nhưng 90% người bệnh có loại khối u này đều bị co giật.

– Glioma cấp độ thấp: Khối u hiếm gặp, thường phát triển trong các tế bào thần kinh đệm của não, đa phần đều lành tính, tuy nhiên có tới 65 – 85% người có khối u này bị co giật, động kinh.

– Glioma cấp độ cao: Đây là khối u thần kinh đệm ác tính. Người bệnh có khối u này đa phần đều chỉ sống được 1 năm sau khi chẩn đoán và khoảng 54 – 69% trường hợp sẽ bị co giật.

– U Glioblastoma và u màng nào: Khoảng gần 50% người bệnh có những khối u này sẽ có cơn co giật, động kinh.

Triệu chứng co giật động kinh do u não?

Trong cơn động kinh do u não, hầu hết người bệnh đều trải qua một loạt các triệu chứng không thể kiểm soát, bao gồm:

– Co thắt cơ bắp, giật mình.

– Co giật tay chân, hoặc toàn thân.

– Kích động quá mức, không kiểm soát được bản thân.

– Ngứa, tê bì chân, tay, cảm giác như có kiến bò trên da.

– Xuất hiện ảo giác: Nghe thấy âm thanh lạ trong tai như tiếng chuông, tiếng vo ve trong tai; nhìn thấy những hình ảnh không có thật;…

– Cắn lưỡi, bặm môi, nhai “chóp chép” mặc dù trong miệng không có gì.

– Nhịp thở yếu, chậm.

– Mất ý thức, nhìn chằm chằm vào vật nào đó.

Trước cơn động kinh do u não người bệnh có thể nhìn thấy hình ảnh không có thật

Cách điều trị co giật, động kinh do u não

Khoảng 50 – 70% người bệnh động kinh do u não có thể kiểm soát cơn tốt nhờ thuốc chống co giật. Ngoài ra, nhóm thuốc steroid cũng có thể được sử dụng để giảm sưng, viêm não. Trong trường hợp co giật do tăng áp lực nội sọ thì đặt shunt não để giảm lượng chất lỏng dư thừa là một phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa co giật.

Để giúp nâng cao hiệu quả điều trị động kinh, việc sử dụng các thảo dược tự nhiên kết hợp cùng thuốc tây sẽ là giải pháp tích cực được nhiều chuyên gia lựa chọn. Điển hình là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, trấn kinh, ổn định nồng độ GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ và thời gian diễn ra co giật, đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động sau cơn. Bởi vậy, những người bệnh co giật, động kinh do u não hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, đều có thể sử dụng thêm các chế phẩm chứa hai thảo dược quý này.

Trong trường hợp cơn co giật không thể được kiểm soát bằng các phương pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật não loại bỏ khối u. Tuy nhiên chi phí khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi vậy bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ về những hệ lụy có thể xảy ra trước khi tiến hành phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bệnh động kinh

Một số mẹo giúp bạn an toàn khi bị động kinh do u não

Nếu có nguy cơ cao bị co giật, động kinh do u não, bạn nên thực hiện một số phương pháp sau để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh:

– Hạn chế lái xe hơi và các loại xe cơ giới (máy kéo, xe tải, moto hai bánh, ba bánh,…), đồng thời tránh lái xe đường dài, vì cơn co giật có thể xảy ra đột ngột và gây tai nạn cho bạn và những người xung quanh.

– Trẻ em không nên tắm một mình, người lớn không nên chốt cửa khi tắm.

– Không đi bơi một mình, nên đi bơi cùng người có khả năng đưa bạn ra khỏi bể bơi nếu cơn có giật xảy ra.

– Tránh xa mọi vật nóng, sắc nhọn như lò sưởi, lò vi sóng, dao, kéo…

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia các môn thể thao như đạp xe, trượt patin… đặc biệt là khi tham gia giao thông.

– Không nên tự nhốt mình trong một căn phòng, nơi mà không ai có thể tiếp cận bạn.

Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn độc giả hiểu hơn về động kinh do u não, cũng như lựa chọn được phương pháp phòng và trị bệnh an toàn, hiệu quả.  Và đừng quên liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.

Ds. Mai Hoa

Nguồn tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/brain-tumor/brain-tumors-and-seizures.aspx

https://www.verywellhealth.com/brain-tumors-and-seizures-513567

Viết bình luận