Bệnh động kinh

[Cảnh báo] Trẻ tăng động giảm chú ý do mẹ bầu lạm dụng paracetamol!

Ngày đăng: 20 Tháng Bảy, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Paracetamol (acetaminophen) vốn dĩ vẫn là một loại thuốc được sử dụng phổ biến, rộng rãi và được đánh giá là khá an toàn với các mẹ bầu. Nhưng vài năm gần đây, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện ra mối liên hệ giữa việc lạm dụng paracetamol trong thai kỳ và nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay tại đây. 

Paracetamol là thuốc gì?                   

Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt,… từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Ở phụ nữ có thai, việc sử dụng paracetamol được đánh giá là khá an toàn. Paracetamol đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi và sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, không gây sinh non ở 3 tháng cuối và cũng ít ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh.

Các bà bầu có thể sử dụng paracetamol dạng viên nén, viên sủi, gói, siro, cốm,… Tuy nhiên, nên sử dụng với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất để tránh ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,… hay gây tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Paracetamol là thuốc  giảm đau, hạ sốt có thể sử dụng cho phụ nữ có thai

Mối liên quan giữa chứng tăng động ở trẻ & việc mẹ bầu sử dụng paracetamol

Một nghiên cứu được thực hiện tại Viện sức khỏe Cộng đồng Na Uy và Đại học Oslo cho thấy, nguy cơ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có liên quan chặt chẽ tới thời gian và hàm lượng paracetamol mà người mẹ sử dụng trong thai kỳ, cụ thể như sau: 

– Mẹ bầu sử dụng paracetamol trong thời gian ngắn từ 1 – 7 ngày là vô hại. Nhưng nếu dùng liên tục kéo dài trên 29 ngày thì nguy cơ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có thể tăng gấp đôi với trẻ khác, tỉ lệ chiếm khoảng 8%.

– Số trẻ sinh ra với chứng tăng động giảm chú ý sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ paracetamol tại cuống rốn của người mẹ sau khi sử dụng paracetamol. Tức là hàm lượng paracetamol càng cao, nguy cơ mắc chứng bệnh này ở trẻ càng tăng.

Mẹ bầu lạm dụng paracetamol có thể gây chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Mẹ bầu nên sử dụng paracetamol như thế nào để hạn chế chứng tăng động ở trẻ?

Theo các nhà khoa học, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây khởi phát chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ như di truyền, cấu trúc não bất thường, sinh non và việc lạm dụng paracetamol cũng sẽ là một yếu tố nguy cơ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như người mẹ bị sốt, cảm cúm,… thì việc sử dụng paracetamol là an toàn và cần thiết để giảm thời gian bào thai tiếp xúc với nhiệt độ cao. Do đó, nếu được kê đơn sử dụng paracetamol trong thai kỳ, các mẹ bầu cần lưu ý:

– Chỉ sử dụng với liều 1 viên 500mg/1 lần sốt trên 38.5 độ C.

– Uống lặp lại sau 4 – 6 tiếng và không dùng trên 6 viên/ngày.

– Sử dụng paracetamol sau khi đã ăn no.

– Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng trong thời gian quá dài.

Mẹ bầu nên tuân thủ sử dụng paracetamol theo chỉ định bác sĩ

Cách phòng ngừa chứng tăng động giảm chú ý cho trẻ

– Chăm sóc thật tốt cho mẹ từ giai đoạn thai kỳ: Các mẹ bầu cần tăng cường bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng; tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại (nhiều chì, khói thuốc,…) cũng như tránh tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử.

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho trẻ: Tăng cường bổ sung các dưỡng chất từ cá, thịt, trứng, sữa, dầu oliu, rau xanh, trái cây tươi,… cho trẻ. Đồng thời, hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích,…

– Tạo thói quen sinh hoạt theo một lịch trình cụ thể: Thiết lập một kế hoạch công việc chi tiết với mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ trong ngày của trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Điều này giúp trẻ nâng cao sự tập trung và rèn luyện các kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc, quản lý thời gian hiệu quả.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Việc sử dụng paracetamol mặc dù có thể gây tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, nhưng nếu mẹ bầu tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc sử dụng trong thời gian dài thì vẫn an toàn với cả mẹ và bé. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc bạn có thể liên lạc tới số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

DS: Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://inews.co.uk/news/health/paracetamol-pregnant-women-adhd-autism-link-john-hopkins-study-823821

https://theconversation.com/paracetamol-during-pregnancy-linked-to-adhd-risk-23640

https://www.fhi.no/en/news/2017/long-term-paracetamol-use-ADHD/

https://www.drugs.com/paracetamol.html

 

 

 

Viết bình luận