Bệnh tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu – Thông tin bệnh không thể bỏ qua

Ngày đăng: 20 Tháng Ba, 2019
5/5 - (4 bình chọn)

Nếu đang gặp phải hiện tượng đái buốt, đái dắt hoặc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, hãy cẩn trọng bởi rất có thể bạn đang mắc phải nhiễm trùng tiết niệu – căn bệnh phổ biến chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp nhưng lại có khuynh hướng tái phát nhiều lần.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng để hoạch định chiến lược điều trị bệnh hiệu quả.

Nhiễm trùng tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Đa số các trường hợp nhiễm trùng xảy ra ở đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo).

Nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu

Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo, phát triển và khu trú tại bàng quang rồi di chuyển lên các phần khác của hệ tiết niệu. Phần lớn nhiễm trùng tiết niệu là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra, vi khuẩn Chlamydia và mycoplasma có thể gây nhiễm trùng niệu đạo nhưng không lây nhiễm vào bàng quang.

Một số yếu tố rủi ro khác:

– Giới tính: nữ giới dễ mắc hơn nam giới do có niệu đạo ngắn và rộng.

– Hoạt động tình dục.

– Vệ sinh cá nhân kém.

– Lạm dụng thuốc kháng sinh.

– Nằm bất động trong thời gian dài.

– Thời kỳ mãn kinh.

– Bất thường đường tiết niệu.

– Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi.

– Suy giảm miễn dịch.

– Tổn thương sau thông tiểu hoặc thủ thuật tiết niệu khác.

Triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng, nhưng nếu gặp một trong số các triệu chứng dưới đây, hãy nghĩ ngay đến nhiễm trùng tiết niệu:

– Đi tiểu nhiều lần, luôn có cảm giác mắc tiểu.

– Cảm giác nóng rát khi tiểu.

– Tiểu buốt, tiểu dắt.

– Nước tiểu đục hoặc có màu đỏ (lẫn máu trong nước tiểu).

– Nước tiểu có mùi mạnh.

– Đau vùng xương chậu, ở phụ nữ thường đau quanh khu vực xương mu, nam giới thường đau vùng trực tràng.

– Sốt cao, ớn lạnh.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Đau vùng mạn sườn (thường do viêm bể thận cấp).

Biến chứng của nhiễm trùng tiết niệu

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng tiết niệu hiếm khi gây ra các biến chứng. Ngược lại, nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Các biến chứng có thể gặp phải là:

– Nhiễm trùng tái phát: đặc biệt là phụ nữ bị nhiều hơn 2 lần trong 6 tháng hoặc hơn 4 lần trong vòng 1 năm.

– Hoại tử thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính.

– Sinh non ở phụ nữ có thai.

– Hẹp niệu đạo.

– Nhiễm trùng huyết là biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu bằng cách nào?

Các xét nghiệm được dùng trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

– Xét nghiệm nước tiểu.

– Nuôi cấy tìm vi khuẩn trong nước tiểu.

– Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xem xét cấu trúc đường tiết niệu.

– Nội soi bàng quang qua niệu đạo.

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Thuốc kháng sinh là chỉ định đầu tiên trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc sử dụng loại thuốc nào, trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu:

Các thuốc kháng sinh thường dùng là:

– Biseptol (Trimethoprim/sulfamethoxazole).

– Nhóm cephalosporin: Cephalexin, Ceftriaxone.

– Fosfomycin.

– Nitrofurantoin.

– Nhóm fluoroquinolones: ciprofloxacin, levofloxacin… chỉ dùng cho nhiễm trùng tiết niệu trên hoặc không còn lựa chọn điều trị nào khác, bởi rủi ro thường cao hơn lợi ích mang lại.

Thông thường, các triệu chứng sẽ cải thiện sau vài ngày điều trị. Nhưng bạn vẫn có thể phải tiếp tục dùng kháng sinh một tuần hoặc lâu hơn. Ngoài ra, bác sỹ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc gây tê bàng quang – niệu đạo để giảm bớt đau buốt khi tiểu.

Sử dụng thảo dược Đông y

Để rút ngắn thời gian điều trị và giảm bớt các triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng tiết niệu gây ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những thảo dược Đông y có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh.

Theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan, dịch chiết Hoàng bá có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu vành và E.Coli – thủ phạm hàng đầu gây nhiễm trùng đường niệu.

Ứng dụng trong điều trị, Hoàng bá ít khi được dùng đơn độc mà thường kết hợp với các thảo dược khác như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu Ngô để lợi tiểu nhằm tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu, giảm bớt triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt… khó chịu do viêm đường tiết niệu gây ra.

Phòng tránh nhiễm trùng tiết niệu tái phát

Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu:

– Uống nhiều nước: nhằm tăng lượng nước tiểu để đào thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Ngoài nước thông thường, bạn có thể lựa chọn các loại nước ép trái cây như nam việt quất.

– Tránh các đồ uống chứa chất kích thích bàng quang như rượu, bia, cà phê, nước giải khát chứa cam, chanh… vì chúng có xu hướng làm nhiễm trùng trầm trọng thêm.

– Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn lan sang niệu đạo.

– Chú ý khi giao hợp: Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi giao hợp. Nên uống nước để kích thích đi tiểu sau khi giao hợp để tống đẩy vi khuẩn ra ngoài.

– Thay đổi phương pháp ngừa thai: tránh dùng màng chắn tinh trùng hoặc bao cao su không đảm bảo chất lượng, chưa tiệt trùng vì có thể đưa vi khuẩn vào đường niệu gây nhiễm trùng.

– Tránh các chất gây kích ứng bộ phận sinh dục như sản phẩm khử mùi

– Mặc đồ lót bằng chất liệu bông, không mặc đồ quá chật để giữ cho khu vực niệu đạo khô thoáng.

Phát hiện sớm và điều trị nhiễm trùng tiết niệu sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí và phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu trong quá trình điều trị, bạn có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, hãy gọi đến số điện thoại 0972.032.029 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Ds. Lê Lương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447

https://www.medicalnewstoday.com/articles/189953.php

https://www.medicinenet.com/urinary_tract_infection/article.htm#what_is_a_urinary_tract_infection_uti

https://www.webmd.com/women/guide/your-guide-urinary-tract-infections#2

Viết bình luận