Bệnh động kinh

4 bước thực hiện “đảo ngược thói quen” trong điều trị rối loạn tic

Ngày đăng: 13 Tháng Mười Một, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Điều trị rối loạn tic cho trẻ muốn đạt hiệu quả cao cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt nhiều liệu pháp khác nhau. Trong đó, “đảo ngược thói quen” được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, bởi phương pháp này có thể giúp 70 – 100% trẻ kiểm soát tốt biểu hiện rối loạn tic chỉ sau 1 năm.

“Đảo ngược thói quen” trong điều trị rối loạn tic là gì?

“Đảo ngược thói quen” (HRT) là một trong những liệu pháp nhận thức – tâm lý quan trọng nhất trong điều trị rối loạn tic, giúp trẻ kiểm soát hiệu quả các biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, tặc lưỡi, ho hắng giọng,… Với phương pháp này, trẻ sẽ được hướng dẫn để nhận ra những thôi thúc trong cơ thể hoặc xác định tình huống có thể kích hoạt triệu chứng tic, sau đó lựa chọn một hành động thay thế ít gây chú ý hơn.

“Đảo ngược thói quen” là liệu pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic ở trẻ

4 bước thực hiện “đảo ngược thói quen” cho trẻ rối loạn tic

Trước khi áp dụng liệu pháp “đảo ngược thói quen” cho con, cha mẹ cần tham khảo hướng dẫn từ các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Dưới đây là các bước quan trọng nhất cha mẹ cần ghi nhớ:

Bước 1: Giúp trẻ hiểu rõ hơn về chứng rối loạn tic

Các chuyên gia tâm lý sẽ theo dõi để nhận biết chính xác từng tín hiệu trong cơ thể trẻ thôi thúc một biểu hiện tic hoặc bất cứ hoàn cảnh nào khiến triệu chứng tic xuất hiện nhiều hơn.

Ví dụ: Một số trẻ do cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy trong mũi nên thường có biểu hiện chun mũi, khụt khịt mũi. Hoặc khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hay mất ngủ thì một số trẻ có nhiều biểu hiện tic hơn.

Tiếp đó, các chuyên gia sẽ giúp trẻ nhận diện được thời điểm mà một tic xuất hiện hoặc mô phỏng các triệu chứng tic để trẻ dễ dàng phát hiện.

Bước 2: Lựa chọn hành vi thay thế cho một biểu hiện tic

Ở giai đoạn này, các nhà trị liệu sẽ giúp trẻ phát triển một hành vi thay thế hay còn được gọi là phản ứng cạnh tranh, không tương thích về mặt vật lý với triệu chứng tic. Trẻ sẽ phải đứng trước gương và thực hiện hành động này trong ít nhất 1 phút hoặc cho đến khi sự thôi thúc trong cơ thể lắng xuống.

Ví dụ: Khi trẻ có biểu hiện tic là phát ra những âm thanh vô nghĩa, khó hiểu thì có thể thay thế bằng việc hát một câu hát hoặc hít sâu thở chậm. Hoặc bạn có thể yêu cầu trẻ cười khi biểu hiện tic là nháy mắt, chun mũi.

Để hiệu quả đạt được là tốt nhất, khi thực hiện liệu pháp này, cần kiên trì, tiếp cận từng triệu chứng tic, không thay thế đồng thời nhiều biểu hiện cùng một lúc.

Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ cười thay cho biểu hiện tic là nháy mắt

Bước 3: Tạo thói quen cho những hành vi thay thế

Sau khi tìm được hành vi thay thế phù hợp, trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện thường xuyên, kể cả khi không có biểu hiện tic, điều này giúp chúng trở thành một thói quen hay kỹ năng của trẻ. Cha mẹ cần theo dõi và ghi lại những thay đổi về tần suất, mức độ, thời gian xuất hiện một triệu chứng tic và thông báo với bác sĩ điều trị để đánh giá hiệu quả và có hướng can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Bước 4: Giúp trẻ thư giãn

Trẻ sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập hít sâu – thở chậm, yoga, ngồi thiền,… nhằm thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu quá mức và góp phần cải thiện biểu hiện rối loạn tic tốt hơn. Những bài tập này cũng cần được thực hiện đều đặn, thường xuyên mỗi ngày.

Thảo dược tự nhiên giúp cải thiện chứng rối loạn tic ở trẻ hiệu quả

Mặc dù liệu pháp “đảo ngược thói quen” có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tic nhưng muốn thực hiện cần có sự hướng dẫn từ các chuyên gia, đồng thời cha mẹ cũng cần kiên trì ít nhất 1 năm. Do vậy để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên kết hợp cùng sản phẩm bổ trợ từ thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương. Bởi những thảo dược này có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực cho trẻ rối loạn tic, cụ thể:

– Trấn an tâm thần, làm dịu những hưng phấn quá mức của hệ thần kinh, gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine trong não bộ, cân bằng hoạt động dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, tặc lưỡi, ho hắng giọng,…

– Đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng làm mềm cơ, bảo vệ tế bào não, tăng cường trí nhớ, tư duy ở trẻ hiệu quả.

Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và tham khảo cho trẻ kết hợp sử dụng những sản phẩm bổ trợ có chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương, để giúp con yêu mau chóng kiểm soát triệu chứng rối loạn tic.

Chọn sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cho trẻ rối loạn tic

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát chứng rối loạn tic ở trẻ hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ rối loạn tic

Mặc dù rối loạn tic không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sớm, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ hãy áp dụng liệu pháp “đảo ngược thói quen” để giúp con mau chóng kiểm soát tốt chứng rối loạn tic ngay từ khi mới xuất hiện. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi điện đến số 024.3775.90510972.032.029 các chuyên gia luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn giúp bạn!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tics/treatment/#self-help-tips

https://www.additudemag.com/treating-tic-disorders-therapy-medication-lifestyle-changes/

https://www.drugs.com/health-guide/tics.html

Viết bình luận