Chữa viêm tiết niệu bằng thuốc kháng sinh tây y thường được coi là liệu pháp đầu tay, đặc biệt là trong những đợt viêm cấp tính để giúp ngăn chặn vi khuẩn bùng phát. Trong đó, kháng sinh Cephalosporin là nhóm thuốc rất thông dụng. Liệu rằng dùng những thuốc nhóm này cần lưu ý gì để an toàn và hiệu quả?
Mục lục
Thuốc Cephalosporin là một kháng sinh bán tổng hợp xếp vào nhóm kháng sinh β-lactam được chiết xuất từ nấm Acremonium. So với kháng sinh Penicillin, Cephalosporin có phổ kháng khuẩn rộng hơn và hoạt tính mạnh hơn. Kháng sinh Cephalosporin được đưa vào điều trị thực tiễn lần đầu tiên vào năm 1964. Qua thời gian, Cephalosporin được tổng hợp thành các nhóm thuốc khác nhau về tác dụng sinh học, phổ kháng khuẩn và đặc tính. Thuốc Cephalosporin được chia thành 5 thế hệ: 1, 2, 3,4, 5.
Những thuốc chính trong nhóm này bao gồm: Cephalexin, cefazolin, cephalothin, cephadrin, cefadroxil, cefapirin,.. Các thuốc này có tác dụng đặc hiệu với những nhiễm trùng do tụ cầu (S. aureus) và liên cầu (S. Pyogenes) như nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục, nhiễm trùng tai – mũi – họng, hô hấp, da, mô mềm, xương, răng,…
Các thuốc này cũng được chỉ định phổ biến đối với những nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo), nhiễm khuẩn tai hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp (mũi, họng) do phế cầu (S. pneumoniae) kháng Penicillin. Hiệu lực kháng Gram âm (-) của nhóm thuốc này mạnh hơn so với thế hệ 1. Một số thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm: Cefotetan, Ceforanid, Cefprozil, Cefuroxim, Cefoxitin, Cefaclor,…
Cefprozil – Kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2 chữa viêm tiết niệu
Các thuốc nhóm này như Ceftazidim, Cefotaxim, Ceftriaxon, Cefoperazon có hiệu lực mạnh đối với vi khuẩn Gram âm (-) , đặc biệt là những trường hợp kháng thuốc thế hệ 1, 2. Chỉ định chính của nhóm thuốc này bao gồm:
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục
– Nhiễm khuẩn gan, mật, tiêu hóa
– Nhiễm khuẩn hô hấp nặng
– Viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết,…
Nhóm này dù có hiệu lực rất mạnh nhưng nguy cơ tác dụng phụ lại cao hơn các thuốc nhóm khác. Cephalosporin thế hệ 4 (như cefepim, cefpirome) có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với cả vi khuẩn gram dương và âm nên thường được ưu tiên dùng trong những nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kháng thuốc.
Ceftaroline thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 5 đặc hiệu với những tụ cầu đã kháng lại methicillin.
Xem thêm:
Bật mí 2 cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất
Kháng sinh Cephalosporin có hiệu lực tương đối mạnh, phổ kháng khuẩn rộng, dùng trong nhiều nhiễm khuẩn tiết niệu mức độ nặng. Tuy nhiên, ngoài những lợi điểm này, việc dùng thuốc dài ngày hoặc liều cao kéo dài có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn ở các mức độ khác nhau bao gồm:
– Tình trạng quá mẫn (dị ứng) tương tự như đối với kháng sinh penicillin. Do đó, cần đặc biệt cẩn trọng với phản ứng dị ứng chéo ở những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng với penicillin vì hai thuốc này có cấu trúc hóa học tương tự nhau
– Tình trạng bội nhiễm nấm ở các mô mềm như viêm ruột kết, âm đạo, niêm mạc miệng,…
– Độc tính trên thận gây hoại tử thận ở nếu dùng liều cao kéo dài
– Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn,…
– Rối loạn tiêu đông máu trong một số trường hợp dùng kháng sinh cephalosporin thế hệ 2
Dùng kháng sinh Cephalosporin kéo dài có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ
Với bệnh viêm đường tiết niệu nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, khi dùng kháng sinh cephalosporin cần chú ý:
– Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc dùng theo đơn cũ của người khác
– Tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, không ngưng thuốc giữa chừng dù cho các triệu chứng viêm có thể đã thuyên giảm sau vài ngày. Thời gian uống kháng sinh tối thiểu là từ 3- 5 ngày
– Nếu lỡ quên một liều thuốc cephalosporin, hãy uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu quá gần với thời điểm của liều dùng tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên để tránh nguy cơ quá liều
– Thận trọng khi dùng cho những người mắc kèm các bệnh lý như suy gan, suy thận,…
– Chống chỉ định với những trường hợp có tiền sử dị ứng với kháng sinh cephalosporin
– Cẩn trọng khi kết hợp các kháng sinh cephalosporin với nhau vì có thể làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ
– Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạn chế ánh sáng trực tiếp từ mặt trời
– Để tăng hiệu quả trị viêm, người bệnh có thể dùng kết hợp thêm những sản phẩm thảo dược chứa Kim tiền thảo, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo. Đây là giải pháp được nhiều chuyên gia tiết niệu đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn. Những thảo dược này vừa có tác dụng lợi tiểu để tăng “rửa trôi” vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, đồng thời kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, ngăn ngừa sự bùng phát của vi khuẩn không thua kém nhiều so với các thuốc tây.
Dùng thảo dược tự nhiên chữa viêm tiết niệu giúp tăng hiệu quả điều trị
Chữa viêm tiết niệu có nhiều loại thuốc và cephalosporin hay bất kỳ thuốc kháng sinh nào đều cần tuân thủ đúng chỉ định và duy trì một chế độ ăn uống khoa học bằng cách tăng cường uống nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được các chuyên gia tiết niệu tư vấn trực tiếp.
Xem thêm:
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh tây y hay thảo dược
Viêm tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?
Dược sỹ Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận