Bệnh sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) có thể được trị khỏi bằng nhiều cách nhưng thực tế vẫn có không ít người bị tái phát chỉ sau vài tháng. Những viên sỏi này có thể xuất hiện một cách “thầm lặng” với đủ loại biến chứng xấu đến sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh sỏi dễ tái phát? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo xuất hiện là do sự lắng đọng của các tinh thể trong nước tiểu. Do đó, bất kỳ yếu tố nào tác động khiến nước tiểu bị cô đặc và thay đổi nồng độ các khoáng chất như canxi, oxalat, acid uric,… sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh sỏi. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
Sau điều trị sỏi, bạn nên bổ sung đủ nước theo khuyến cáo là 1,5 – 2 lít nước để giúp đào thải hết các cặn lắng trong thận và đường tiết niệu. Nếu không uống đủ nước sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc và dễ tái phát sỏi.
Dư thừa natri từ muối ăn sẽ cản trở sự tái hấp thu canxi khiến nồng độ canxi tự do trong nước tiểu tăng cao, dễ kết tinh sỏi mới. Đây cũng là nguyên nhân lí giải những người có thói quen ăn mặn thường dễ bị sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Việc bổ sung quá nhiều protein từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và bài tiết acid uric. Khi nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ tái phát sỏi. Chính vì vậy, với những người có cơ địa sỏi luôn được khuyên là phải cắt giảm lượng đạm động vật, tối đa không quá 150g thịt/ngày.
Đây cũng là sai lầm nhiều người thường mắc phải. Nhịn tiểu khiến nước tiểu bị tích tụ quá lâu trong bàng quang, các khoáng chất dễ kết tinh tạo thành sỏi mới. Ngoài ra, thói quen này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn sinh sôi trong nước tiểu.
Nhịn tiểu quá lâu khiến bệnh sỏi càng dễ tái phát
Các nhiễm trùng đường tiểu (viêm đường tiết niệu), nhất là nhiễm trùng mạn tính sẽ làm tổn thương các tế bào thận, bàng quang, niệu đạo, hình thành các vết sẹo xơ hóa, dễ lắng đọng các tinh thể canxi, oxalat. Trong đó, sỏi Struvite là loại sỏi có liên quan trực tiếp đến bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, khi viên sỏi làm trầy xước đường tiết niệu sẽ gây viêm, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến sỏi thường xuyên tái phát.
Có mối liên hệ mật thiết giữa các bệnh viêm ruột, tiêu chảy mạn tính, bệnh viêm dạ dày – đại tràng, bệnh nhiễm toan ống thận, bệnh suy thận,… với sự hình thành sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Mặc dù phẫu thuật giúp loại bỏ sỏi nhanh nhưng vẫn có thể sót lại vụn sau tán. Những mảnh vụn này sẽ trở thành “mầm sỏi” khiến các khoáng chất khác trong nước tiểu kết tinh thành viên sỏi mới. Thực tế, những người mổ tán nhiều lần sẽ có nguy cơ tái phát sỏi cao hơn.
Một số loại thuốc như thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm,… có thể để lại các cặn lắng trên đường tiết niệu, tạo thành sỏi mới. Do đó, khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào, người bệnh nên tuân thủ chỉ định và đi tái khám định kỳ để có những điều chỉnh thuốc phù hợp.
Tình trạng thừa cân, béo phì hay thói quen lười vận động là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu và khiến bệnh thường xuyên tái phát. Lúc này, nước tiểu bị tích tụ quá lâu khiến các khoáng chất kết tinh tạo thành sỏi.
Xem thêm:
Cảnh giác với những hậu quả xấu do bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm hàng đầu đối với các bệnh sỏi. Đặc biệt với những người có cơ địa dễ tái phát, việc chủ động phòng ngừa càng cần được ưu tiên. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:
– Bổ sung đủ nước, tối thiểu là 1, 5 – 2 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm các loại nước ép rau củ trái cây
– Tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn để bổ sung chất xơ và vitamin
– Bổ sung canxi từ các thực phẩm như trứng, sữa, phô mai,… với lượng khoảng 800 – 1200mg/ngày. Nếu dùng các viên uống bổ sung canxi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
– Ăn nhạt hơn: lượng muối mỗi ngày không quá 2,3g/ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri
– Cắt giảm protein động vật, không ăn quá 150g thịt các loại/ngày
– Tập thể dục hàng ngày và duy trì cân nặng lí tưởng
– Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh sỏi
Phòng ngừa bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng lối sống khoa học
Bên cạnh một chế độ sinh hoạt khoa học, những người thường xuyên bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,… nên điều trị kết hợp với sản phẩm thảo dược để phòng ngừa tái phát. Trong đó tiêu biểu phải kể đến công dụng của những thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô,… giúp lợi tiểu, đào thải các cặn lắng, vụn sỏi trong đường tiết niệu, ngăn chúng không kết tinh thành sỏi mới. Ngoài ra, Kim tiền thảo, Râu mèo còn có tác dụng kiềm hóa và điều chỉnh pH nước tiểu, ức chế sự kết tinh sỏi rất công hiệu. Hiện nay, các nhà khoa học đã tận dụng những bằng chứng nghiên cứu này để bào chế thành công viên uống thảo dược chứa đủ 7 vị thuốc điển hình như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Người bệnh có thể tìm hiểu và tham khảo sử dụng hàng ngày để tăng cao hiệu quả điều trị bệnh sỏi mạn tính này.
Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu cần kết hợp điều trị một cách triệt để và chủ động phòng ngừa ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Mong rằng bạn và người thân sẽ tự trang bị những kiến thức hữu ích để sớm đẩy lùi các bệnh lý này.
Để cập nhật những thông tin hàng đầu trong điều trị bệnh sỏi, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược dành cho người bị sỏi không nên bỏ qua
Top thực phẩm nên ghi nhớ nếu bạn đang bị sỏi thận, sỏi tiết niệu
Ds Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/kidney-stones/kidney-stone-causes#1
Tin liên quan
Viết bình luận