Bệnh động kinh

Động kinh ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ ra sao?

Ngày đăng: 19 Tháng Ba, 2018
5/5 - (3 bình chọn)

Động kinh gây ra những cơn co giật khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, đó mới là những tổn thất trước mắt. Động kinh trong thời gian dài không được điều trị hiệu quả sẽ gây tác động xấu đến mọi mặt, có thể gây đảo lộn nghiêm trọng cuộc sống của trẻ, thậm chí là tương lai sau này.

Động kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ

Ngoài những cơn co giật khiến trẻ mệt mỏi, suy kiệt, các bất thường trong não bộ có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể khiến sức khỏe của trẻ bị sụt giảm.

– Làm tăng nguy cơ tai nạn, ngã va đập khi trẻ đang bơi, ngồi trên ghế cao, đi xe ngoài đường, nấu ăn… do cơn co giật, động kinh xảy ra đột ngột, không báo trước.

– Tổn thương não bộ vĩnh viễn và làm tăng nguy cơ đột quỵ

– Gây khó thở, ho, dễ mắc các bệnh tim mạch

– Giảm khả năng miễn dịch, sinh sản về sau

Động kinh xảy ra đột ngột có thể gây tai nạn cho trẻ

Động kinh gây ảnh hưởng gì tới việc học tập của trẻ?

Mặc dù trí tuệ của trẻ động kinh không hề thua kém những trẻ khác, thậm chí nhiều trường hợp còn thông minh vượt trội, tuy nhiên những bất thường về não bộ có thể khiến trẻ thiếu tập trung, hay quên, thiếu kĩ năng tổ chức và liên kết. Đây chính là lý do gây giảm thành tích học tập của trẻ. Ngoài ra, cơn co giật động kinh sẽ khiến trẻ mệt mỏi, gây gián đoạn thời gian và hứng thú học tập của trẻ.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, kết quả học tập của trẻ động kinh thường không ổn định mà dao động qua các ngày. Do vậy, chiến lược giảng dạy chuyên sâu sử dụng kỹ thuật lặp đi lặp lại các bài học được đánh giá là rất hữu hiệu, quyết định sự thành công trong học tập của các trẻ này.

Động kinh gây ảnh hưởng gì tới cảm xúc và hành vi của trẻ?

Trẻ động kinh thường có những bất thường về cảm xúc và hành vi. Cụ thể, theo thống kê, có tới 34,6% trẻ động kinh mắc chứng rối loạn tâm thần. So với tỷ lệ 6,6% dân số hoặc 11,6% trẻ em mắc chứng bệnh này thì đây quả là một con số lớn.

Những cảm xúc và hành vi thường thấy ở trẻ động kinh đó là lo lắng, trầm cảm, cáu kỉnh, hiếu động, nghịch ngợm thái quá, hung hăng,… Những biểu hiện này có thể do hệ thần kinh của trẻ bị kích thích quá mức, tuy nhiên cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh. Đã có nhiều báo cáo cho thấy dùng liều cao một số thuốc kháng động kinh làm tăng các phản ứng thái quá của trẻ. Do vậy nếu trẻ động kinh đột ngột thay đổi về hành vi hay cảm xúc, việc thay đổi liều lượng hoặc đổi loại thuốc là điều cần thiết.

Tìm hiểu thêm trong bài viết: Rối loạn tâm thần – chứng bệnh thường gặp ở trẻ động kinh

Động kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ

Động kinh làm giảm kết nối của trẻ với xã hội

Chơi đùa cùng bạn bè hay tham gia các hoạt động ngoài trời có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên đối với trẻ động kinh, mối lo sợ về cơn động kinh bất chợt gây nguy hiểm cho trẻ đã hạn chế các hoạt động tưởng chừng như bình thường đó. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình bị cô lập, xa lánh, dẫn đến các nhận định tiêu cực về bản thân ở trẻ, cụ thể như cảm giác tự ti, sợ hãi khi tiếp xúc với mọi người. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết:

Giải pháp giúp trẻ động kinh hòa nhập với cộng đồng

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ động kinh tốt nhất

Điều trị động kinh ở trẻ em có khó không, giải pháp nào hiệu quả

Ds. Trần Huyền

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsy.com/article/2014/3/epilepsy-impact-life-child

https://www.everydayhealth.com/childhood-epilepsy/understanding.aspx

Viết bình luận