Nếu chẳng may con bạn bị động kinh thì việc chăm sóc con có đôi chút khác biệt so với trẻ bình thường, bởi một tác động nhỏ cũng có thể khiến bệnh tiến triển xấu đi. Những lời khuyên của các chuyên gia dưới đây rất có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc trẻ động kinh để cuộc sống của con được dễ dàng hơn.
Mục lục
Cho con sử dụng thuốc đúng cách là nguyên tắc đầu tiên trong chăm sóc trẻ động kinh. Để làm tốt điều này, bạn nên lưu ý một số điểm như:
– Hỏi kỹ bác sĩ về việc dùng thuốc cho con: Uống bao nhiêu viên một ngày, ngày uống bao nhiêu lần, uống trước – trong hay sau ăn…
– Cho con uống ngay một liều khi nhớ ra là quên thuốc. Tuy nhiên, nếu gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn không nên cho trẻ uống nữa mà bỏ qua liều đó.
– Tìm hiểu các tác dụng phụ có thể gặp phải của các loại thuốc con bạn đang dùng và làm thế nào để xử lý khi gặp những tác dụng phụ đó.
– Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn nên làm gì nếu con bạn bị ốm hay bị sốt, cách dùng phối hợp giữa thuốc chống động kinh với thuốc khác.
Chế độ ăn đóng vai trò then chốt trong điều trị động kinh bởi vì một số thực phẩm có thể khiến cơn co giật diễn ra nhiều hơn. Bạn nên tăng cường cá, thịt, trứng, tôm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đỗ, rau xanh, trái cây, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, thực phẩm chế biến sẵn như bim bim, pizza, mì tôm, xúc xích… trong chế độ ăn hằng ngày của con.
Bên cạnh đó, việc bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên cũng là hướng đi mới trong điều trị căn bệnh mạn tính này. Trong đó, Câu đằng, An tức hương được các chuyên gia đánh giá cao bởi tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ hai thảo dược này phối hợp với chế độ ăn và thuốc tây y sẽ giúp con bạn giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn động kinh hiệu quả.
Xem thêm:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt với người bệnh động kinh
Sản phẩm thảo dược chứa Câu đằng, An tức hương cho trẻ động kinh
Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về chế độ ăn cho trẻ động kinh
Não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ là một trong những nguyên nhân khá phổ biến làm kích hoạt cơn động kinh. Bởi vậy, bạn không nên để trẻ học tập quá căng thẳng, đồng thời thiết lập cho con thói quen đi ngủ đủ giấc, đúng giờ…
Không khó hiểu nếu con bạn thường cảm thấy mặc cảm, tư ti với bạn bè xung quanh, thậm chí nhiều trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm. Cảm giác này có thể xuất phát từ tâm lý phẫn uất, xấu hổ, thất vọng của bản thân trẻ khi suy nghĩ về bệnh hoặc do phải lắng nghe những lời trêu chọc từ bên ngoài. Bạn hoàn toàn có thể giúp con đối phó với những cảm xúc tiêu cực này bằng cách:
– Giải thích cho con về tình trạng bệnh của bản thân, giúp con có cái nhìn tích cực về bệnh. Bạn nên tâm sự để con hiểu rằng nếu điều trị tốt con hoàn toàn có thể bình thường như những người khác, đồng thời tâm lý vui vẻ cũng là một trong những cách giúp hạn chế cơn động kinh.
– Giúp con tập trung vào những lĩnh vực mà con bạn yêu thích và có thể làm. Mặc dù bệnh động kinh có thể hạn chế một số hoạt động của trẻ (ví dụ như các môn thể dục mất nhiều sức như đá bóng, bơi lội…) Tuy nhiên, bạn có thể trao đổi với con cách để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải khi tham gia những hoạt động này.
– Nếu bạn có nhiều con, bạn nên trao đổi với anh/chị em của trẻ về bệnh của em mình, quan tâm nhiều hơn để giúp trẻ không cảm thấy mình bị bỏ rơi hay xa lánh. Đồng thời bạn cần giải thích để chúng không hoảng sợ và biết cách xử lý khi trẻ động kinh lên cơn.
– Cơn động kinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn nên chia sẻ với giáo viên rằng con mình mắc bệnh động kinh để thầy cô có hướng giúp đỡ nếu trẻ lên cơn.
– Cơn động kinh xảy ra khi trẻ đang học làm gián đoạn bài vở, bạn có thể nhờ thầy cô giúp con bổ sung kiến thức bị thiếu.
– Với trẻ còn nhỏ chưa thể tự sử dụng thuốc, bạn nên nhờ giáo viên cho con uống thuốc khi đang ở trường để đảm bảo con được sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều.
Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên về tình trạng bệnh động kinh của con để được giúp đỡ khi trẻ ở trường
– Trông chừng cẩn thận nếu con tắm bằng bồn.
– Đảm bảo cửa phòng tắm có thể mở ra bất cứ lúc nào trong trường hợp con bạn bị ngã.
– Kiểm tra để đảm bảo ống thoát nước trong bồn tắm vẫn hoạt động bình thường.
– Giữ nước trong bồn ở mức thấp.
– Không để nhiệt độ nước quá cáo tránh bị bỏng.
– Lắp vòi hoa sen hoặc bồn tắm bằng dây an toàn.
– Giữ các thiết bị điện cách xa bồn tắm hoặc bồn rửa.
– Không nên để con đi bơi một mình.
– Trao đổi với nhân viên cứu hộ và nhân viên dạy bơi rằng con bạn bị bệnh động kinh.
– Nếu trẻ lên cơn khi đang ở trong bể bơi, đưa con ra khỏi nước càng sớm càng tốt.
– Nếu thấy điều gì bất thường, gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Điều trị các bệnh mạn tính đều đòi hỏi kiên trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bạn nắm rõ những nguyên tắc chăm sóc trẻ động kinh, bạn hoàn toàn có thể giúp con chung sống hòa bình với bệnh và vui khỏe như những đứa trẻ cùng trang lứa.
Ds. Quỳnh Trâm
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/epilepsy/guide/caring-child-epilepsy#2
Tin liên quan
Viết bình luận