Mang thai là thiên chức vô cùng cao cả nhưng trong suốt thai kỳ đó, hầu hết chị em sẽ đôi lần bị bệnh viêm đường tiết niệu “ghé thăm”. Dù bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy viêm đường tiết niệu khi mang thai là do đâu? Bệnh có nguy hiểm không và làm sao để điều trị dứt điểm? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này.
Mục lục
Viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là bệnh rất phổ biến ở nữ giới, nhất là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Thống kê cho thấy, có đến 8% mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu từ nhẹ đến nặng. Trong thai kỳ, khi bào thai gia tăng về kích thước sẽ khiến phần xương chậu của phụ nữ mở rộng, tạo thêm áp lực lên thành bàng quang và đoạn niệu quản dưới. Lâu dần, các cơ bàng quang bị chèn ép và trở lên suy yếu, nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, đọng lại lâu hơn trong bàng quang. Đây là điều kiện cho nhiều chủng vi khuẩn phát triển và gây viêm. Chưa kể, từ tuần thứ 6 trở đi, niệu quản, niệu đạo bắt đầu bị giãn khiến vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào đường tiết niệu.
Ngoài ra, sự thay đổi hormon khi mang thai kèm theo những biến đổi thành phần trong nước tiểu cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Phụ nữ mang thai thường dễ bị viêm tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu thường có những triệu chứng điển hình như sau:
– Thường xuyên thấy mót tiểu, tần suất đi tiểu có thể lên đến 10 – 15 lần/ngày
– Đi tiểu khó khăn, cảm giác nóng rát mỗi lần đi tiểu
– Nước tiểu đục và có mùi hôi khó chịu, đôi khi xuất hiện máu tươi
– Đau tức vùng lưng dưới, bụng và hai bên hông
Ngoài ra, khi thấy đau lưng dữ dội kèm theo sốt, ớn lạnh, nôn mửa,… thì đây là dấu hiệu viêm ngược dòng lên thận, bể thận cần điều trị ngay lập tức.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai cần phát hiện và điều trị sớm để tránh gây hậu quả xấu đến sức khỏe của mẹ, em bé. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp do viêm tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) trong giai đoạn này như sau:
– Biến chứng thai kỳ: nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai gián tiếp làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, sảy thai hoặc sinh con thiếu tháng, nhẹ cân
– Viêm ngược dòng lên thận gây suy thận: bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang nếu không được điều trị tốt sẽ khiến bệnh chuyển nặng hơn, vi khuẩn di chuyển ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang, thận gây viêm và tổn thương các tế bào lọc của cầu thận. Lâu dần, tế bào thận bị xơ hóa dẫn đến tình trạng suy thận cấp hoặc mạn tính
– Nhiễm trùng huyết nguy hiểm: vi khuẩn từ các ổ viêm trong thận, bàng quang, niệu đạo có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng toàn thân. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần nhanh chóng điều trị để không nguy hại đến mẹ và thai nhi
Bên cạnh đó, một số ít mẹ bầu bị viêm tiết niệu nặng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đây là lí do cần đề cao vai trò của việc thăm khám, sàng lọc trước và trong suốt thai kỳ.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thai là nguy hiểm cần trị sớm
Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ viêm tiết niệu, mẹ bầu đặc biệt không nên chủ quan mà cần đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế và điều trị theo đúng hướng dẫn.
Hiện nay, với những nhiễm trùng thông thường chưa gây biến chứng, mẹ bầu thường được khuyên nên điều trị tại nhà bằng thuốc, có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, thường lựa chọn kháng sinh nhóm beta –lactam để không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, có một số loại thuốc như cephalosporin, nitrofurantoin, trimethoprim-sulfamethoxazole,…. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuốc trimethoprim-sulfamethoxazole tránh dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tùy từng mức độ viêm, thời gian dùng thuốc ở mỗi người sẽ khác nhau, tối thiểu khoảng 3 – 10 ngày.
Khi xuất hiện biến chứng viêm ngược dòng lên thận, sốt cao, ớn lạnh…, mẹ bầu cần nhập viện điều trị ngay và thực hiện xét nghiệm đánh giá đúng mức độ viêm. Nếu cần thiết sẽ tiến hành xét nghiệm kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc hiệu quả hơn.
Thuốc kháng sinh thường giúp giảm triệu chứng tương đối nhanh sau vài ngày nhưng không vì thế mà bỏ dở thuốc giữa chừng, quan trọng nhất là cần hoàn thành liệu trình thuốc để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc về sau. Ngoài ra, nếu bị đau và khó chịu nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau, chống viêm.
Dùng thuốc theo chỉ định điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
Song song với việc điều trị, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà giúp giảm bớt những khó chịu do viêm và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn:
– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp pha loãng nước tiểu và nhanh loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiểu
– Uống nước ép nam việt quất thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn như cam, chanh, bưởi, quýt,…
– Hạn chế các chất gây kích ứng bàng quang như thực phẩm, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường,…
– Đi tiểu ngay khi mót tiểu, cố gắng tiểu hết trong một lần
– Vệ sinh đúng cách, lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh
– Chọn đồ lót bằng vải cotton, tránh mặc đồ quá bó sát
– Tránh ngâm mình trong bồn tắm quá lâu hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín chứa nhiều hóa chất kích ứng
Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ là bước đệm quan trọng để sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ bầu hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và định kỳ thăm khám kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo đến tổng đài 0972.032.029 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Xem thêm:
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam – Giải pháp an toàn mà hiệu quả
Ds Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham thảo:
https://www.webmd.com/women/guide/pregnancy-urinary-tract-infection
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327148#home-remedies
Tin liên quan
Viết bình luận