Bệnh động kinh

Tư vấn miễn phí giải pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả

Ngày đăng: 28 Tháng Mười Hai, 2017
5/5 - (4 bình chọn)

Chiều ngày 21 tháng 6 vừa qua, GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, bệnh viện 103 – Học viện Quân y đã có một buổi giao lưu trực tuyến cùng tất cả khán giả trên khắp mọi miền tổ quốc với chủ đề “Co giật, Động kinh – Giải pháp tối ưu giúp trị bệnh hiệu quả

Đã có rất nhiều câu hỏi của khán giả được gửi đến chương trình và bằng kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề của mình, GS.TS Nguyễn Văn Chương đã giải đáp hết sức tận tình, chi tiết cả về bệnh, cũng như cách sử dụng thuốc và chế độ ăn uống để việc điều trị bệnh động kinh đạt hiệu quả tối ưu. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như lựa chọn được phương pháp tốt nhất giúp điều trị bệnh động kinh cho mình và người thân, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số vấn đề chính được thảo luận trong buổi giao lưu.

GS.TS Nguyễn Văn Chương tư vấn trực tuyến về giải pháp trị co giật, động kinh

Điều trị bệnh động đã khỏi được 2 năm lại tái phát, phải làm sao?

Câu hỏi từ Lê Đình Cường: Em bị động kinh rất 5 năm rồi, em đã chữa ở rất nhiều nơi nhưng không được. Sau đó em điều trị ở bệnh viện bạch mai và khỏi được 2 năm, nhưng sang năm nay em lại tái phát cơn. Xin hỏi giáo sư có thuốc nào chữa hay hơn không ạ?

Giải đáp của GS. TS Nguyễn Văn Chương:

Muốn điều trị động kinh sẽ bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng dần liều điều trị đến khi bệnh nhân có thể cắt cơn hoàn toàn. Bản thân bạn đã hết cơn 2 năm, thì việc tái phát cơn có thể có 2 lý do sau:

– Thứ 1: Nếu bạn vẫn dùng thuốc mà cơn tái phát thì rất có thể nồng độ thuốc trong máu của bạn đã đạt ngưỡng bão hòa, không thể tăng được nữa, nên nó không có tác dụng, đây còn được gọi là bão hòa dược động học. Lúc này bạn cần thăm khám để xác định xem nồng độ thuốc trong máu có đủ để điều trị hay không? Và liệu bạn có quên liều thuốc nào không, bởi một lần quên liều cũng có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát cơn động kinh của bạn.

– Thứ 2, nếu bạn đã ngừng thuốc thì cần xem xét lại quá trình này, liệu bạn có ngừng thuốc đúng cách hay không? Bởi nếu đang sử dụng thuốc mà dừng đột ngột có thể gây tăng cơn hoặc tái phát cơn.

Người ta ví rằng “thuốc động kinh còn quan trọng hơn cả ăn uống” bởi bạn có thể ngừng ăn vài ngày, nhưng không thể dừng uống thuốc chống động kinh vài ngày được, bởi rất dễ hình thành trạng thái động kinh, đe dọa tính mạng người bệnh.

Di chứng động kinh sau sốt co giật có nguy hiểm không?

Câu hỏi từ anh Tuấn Việt Vũ: Chào GS, bé nhà cháu năm nay 26 tháng tuổi. Trước đây, mỗi lần sốt cao là bé lại co giật, nhưng giờ không sốt bé cũng lên cơn. Cho bé đi khám thì được chẩn đoán bệnh động kinh. Xin hỏi GS, tình trạng này có nguy hiểm không và có cách nào để điều trị cho bé không?

Giải đáp của GS. TS Nguyễn Văn Chương:

Sốt cao co giật thường là lành tính, nhưng nếu không kiểm soát tốt, cơn co giật có thể trở thành phản xạ, tái diễn nhiều lần và để lại di chứng động kinh cho trẻ. Nhiều bậc phụ huynh thường hay giấu bệnh của con, đây là một sai lầm. Nếu con đã được chẩn đoán mắc bệnh động kinh, thì tốt nhất nên điều trị triệt để.

Trong trường hợp của con bạn, bạn nên trao đổi trực tiếp với giáo viên, người thân của mình về bệnh tình của cháu, để mọi người có hướng xử trí phù hợp nhằm đảm bảo an toàn mỗi khi cháu lên cơn, tuyệt đối không giấu bệnh của con. Để điều trị bệnh động kinh hiệu quả cần phác đồ rõ ràng, cụ thể, vì vậy bạn nhất định phải tuân thủ đúng theo mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng nhiều loại thuốc chống động kinh có tác dụng phụ gì không?

Câu hỏi từ chị Thu Hạ: Chào GS, năm nay cháu 23 tuổi, cháu bị động kinh từ khi còn rất nhỏ. Hiện nay cháu đang sử dụng hai loại thuốc chống động kinh là phenytoin và tegretol. GS cho cháu hỏi, hai loại thuốc này có độc không, uống nhiều có ảnh hưởng gì không ạ? 

Giải đáp của GS. TS Nguyễn Văn Chương:

Tất cả mọi loại thuốc chống động kinh đều có một số tác dụng phụ nhất định gây hại cho cơ thể, chẳn hạn như: Phenytoin có thể gây chảy máu, đa sẩn lợi, còn Tegretol gây phù nề thanh quản, phồng rộp da, niêm mạc thường gặp trong 2 tuần đầu sử dụng thuốc. Tuy nhiên bạn đã dùng thuốc lâu như vậy mà chưa chưa có hiện tượng gì bất thường thì có thể nói 2 loại thuốc trên tương đối an toàn với bạn. Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn nên thường xuyên tái khám để các bác sĩ có thể theo dõi, đánh giá mức độ phù hợp, đáp ứng của bạn sau mỗi thời gian sử dụng thuốc.

Chương trình giao lưu trực tuyến cùng GS.TS Nguyễn Văn Chương

Điều trị bệnh động kinh 9 năm nhưng vẫn không khỏi, phải làm sao?

 Câu hỏi từ bạn Quang Thanh: Chào GS, cháu tôi năm nay 13 tuổi, cháu bị động kinh từ năm lên 5 tuổi. Từ đó đến nay gia đình vẫn kiên trì cho cháu dùng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cũng được 9 năm rồi nhưng cháu vẫn không hết bệnh. Hiện nay cháu đang dùng Topamax 25mg và Sunoxitol 300mg, xin GS tư vấn giúp tôi.

Giải đáp của GS. TS Nguyễn Văn Chương:

Để điều trị bệnh động kinh khỏi hoàn toàn là việc khá khó và cần kiên trì trong một thời gian dài. Có người mất 2 – 3 năm, nhưng có người phải điều trị trong hàng chục năm. Hiện nay cháu đang sử dụng kết hợp 2 loại thuốc chống động kinh mà cơn co giật, động kinh vẫn chưa kiểm soát tốt, thì gia đình nên cho cháu tái khám để được các bác sĩ tư vấn liệu pháp khác phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, gia đình có thể tham khảo cho bé sử dụng kết hợp cùng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược An tức hương, Câu đằng. Đây là những thảo dược có tác dụng giảm tần suất, mức độ cơn co giật, nhờ đó có thể giảm liều thuốc chống động kinh, góp phần giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.

Trẻ co giật cơ mặt, chân tay, giọng nói bị ngọng, phát âm khó… là bệnh gì?

Câu hỏi từ anh Hùng: Chào Giáo sư. Con trai tôi 8 tuổi. Gần một năm nay, cháu thường xuyên bị co giật cơ mặt, giật chân tay nhất là lúc cháu mới ngủ hoặc gần sáng. Ban đầu, cơn co giật thưa khoảng 2,3 tuần hoặc 1 tháng mới bị một lần, nhưng gần đây, cơn co giật xuất hiện nhiều hơn. Có những ngày cháu lên cơn co giật đến 3 – 4 lần, mỗi lần chỉ trong vài giây. Không chỉ giật tay, chân, cơ mặt, cháu còn bị ngọng, khó phát âm và đôi lúc như bị cứng lưỡi. Gia đình đã cho cháu thăm khám nhiều nơi, nhưng mỗi bác sĩ lại kê 1 loại thuốc, lúc thì depakine, lúc thì phenytoin, Keppka,.. hoặc cấy chỉ vi cá mập. Xin hỏi giáo sư, bé nhà tôi nên dùng thuốc nào cho phù hợp.

Giải đáp của GS. TS Nguyễn Văn Chương:

Những biểu hiện của bé nhà bạn chưa chắc là bệnh động kinh, rất có thể cháu chỉ bị co giật cơ mặt bình thường nguyên nhân xuất phát từ dây thần kinh số 7. Các bác sĩ không đủ kinh nghiệm sẽ có thể bị nhầm lẫn, và nếu như cháu bị co giật do dây thần kinh số 7 thật thì việc sử dụng thuốc chống động kinh sẽ không hiệu quả. Trường hợp này tôi thực sự rất tò mò, và mong muốn được trực tiếp thăm khám và điều trị cho cháu. Nếu có điều kiện, bạn có thể đến khoa Nội thần kinh, viện 103 hoặc liên hệ tới số điện thoại 0913.395.175 để đặt lịch hẹn cụ thể.

Lắng nghe giải đáp của GS. TS Nguyễn Văn Chương về bệnh động kinh và cách điều trị hiệu quả qua các video sau

Bệnh động kinh có lây truyền không?

Co giật cơ mặt, hàm, nháy mắt liên tục có phải động kinh vắng ý thức không?

Phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc chống động kinh hay không?

Sợ thuốc tây ảnh hưởng tới gan nên tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị là đúng hay sai?

Ds. Quỳnh Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận