Bệnh tiết niệu

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Lắng nghe chuyên gia giải đáp

Ngày đăng: 13 Tháng Tám, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Những viên sỏi thận kích thước khác nhau có thể gây nên nhiều phiền toái như chứng tiểu rắt, tiểu buốt dai dẳng cùng những cơn đau quặn thận không báo trước,… Sỏi thận càng lớn, nguy cơ gây biến chứng càng cao. Vậy sỏi thận 7mm là lớn hay nhỏ? Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc này.

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Căn cứ nào để đánh giá?

Kích thước sỏi thận là đường kính lớn nhất đo được của viên sỏi. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ nguy hại của sỏi thận đối với sức khỏe. Sỏi thận nhỏ, ở những vị trí “thuận lợi” thì càng dễ đào thải ra ngoài qua nước tiểu nhưng khi sỏi bị “mắc kẹt” lại trong các khe thận, nhu mô thận thì càng khó đào thải hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia tiết niệu, sỏi thận 7mm là kích thước trung bình, thường ít gây  nguy hiểm và nếu điều trị nội khoa đúng cách, khả năng viên sỏi được đào thải tự nhiên là rất khả quan, tránh phải mổ/tán sỏi. Tuy nhiên, do sỏi thận là quá trình lắng đọng các khoáng chất từ nước tiểu nên nếu không điều trị sớm, viên sỏi có thể tăng nhanh về kích thước kèm theo nhiều nguy cơ biến chứng như sỏi rơi xuống niệu quản làm tắc nghẽn đường tiết niệu, sỏi gây viêm, thận ứ nước, giãn đài bể thận,… Lúc này, tùy theo mức độ biến chứng của viên sỏi, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật sỏi thận.

Chính vì vậy, khi bị sỏi thận 7mm, ngoài việc điều trị sớm, cần thăm khám định kỳ để đánh giá đúng tiến triển bệnh, nhất là khi gặp tình trạng đau quặn thận dữ dội, tiểu ra máu, sốt cao, buồn nôn,…

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không?

Xem thêm: Giải đáp bệnh sỏi thận có chữa được không?

 

Cách chữa bệnh sỏi thận 7mm, tránh phải mổ/tán sỏi

Mặc dù các kỹ thuật tán sỏi như nội soi ngược dòng, tán sỏi bằng sóng xung kích hay tán sỏi thận qua da là giải pháp cứu cánh giúp nhanh loại bỏ sỏi nhưng vẫn không tránh khỏi hoàn toàn rủi ro khi phẫu thuật. Do đó, với những viên sỏi thận 7mm, luôn ưu tiên điều trị nội khoa để tăng khả năng đào thải sỏi. Một số nhóm thuốc tây được chỉ định trong phác đồ điều trị sỏi thận bao gồm:

– Thuốc giảm đau: giảm tình trạng tiểu buốt, giảm cơn đau quặn thận như Acetaminophen (panadol, paracetamol,…), thuốc chống viêm nhóm NSAIDs như ibuprofen, diclofenac, kerolac,…, thuốc giảm đau trung ương như meperidin, codein, tramadol,…

– Thuốc lợi tiểu: thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid.

– Thuốc kiềm hóa nước tiểu: kali citrate.

Thuốc kháng sinh: được chỉ định khi bị sỏi Struvite như kháng sinh cephalosporin, quinolon,…

– Thuốc giảm nồng độ acid uric:  allopurinol.

– Thảo dược trong điều trị sỏi thận: Bên cạnh các loại thuốc tây, để tăng cường hiệu lực đào thải sỏi, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp cùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên tác động sâu đến căn nguyên gây bệnh.

Từ lâu Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, hạt Mã đề (Xa tiền tử) vốn là những thảo dược kinh điển trong điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu nhờ khả năng lợi tiểu mạnh bào mòn sỏi, điều chỉnh pH nước tiểu, từ đó ngăn ngừa lắng đọng thêm khoáng chất, ngăn viên sỏi 7mm tăng thêm về kích thước. Ngoài ra, khi kết hợp cùng với những thảo dược có khả năng giảm đau, kháng khuẩn, vốn được coi là kháng sinh tự nhiên như cỏ Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên,… Cộng hưởng tác dụng trong bộ 7 thảo dược tiêu biểu Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Râu ngô, Râu mèo, Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên hướng đến các mục tiêu vừa bài sỏi – giảm viêm – ngăn sỏi tái phát hiệu quả hơn so với chỉ dùng một số thảo dược riêng lẻ. Hiện nay, sự ra đời của các viên uống thảo dược có chứa đầy đủ các thành phần trên chính là giải pháp hàng đầu dành cho những người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Chữa sỏi thận 7mm bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp

Xem thêm: Giải pháp thảo dược chuyên dành cho những người bị sỏi thận

Thay đổi thói quen sinh hoạt, cách đơn giản để ngăn sỏi thận tiến triển

“Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không” sẽ phụ thuộc nhiều vào cách điều trị cũng như chế độ ăn uống hàng ngày khi bị sỏi. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn chữa sỏi thận hiệu quả hơn:

– Uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít/ngày, nếu làm việc ngoài trời, bị mất nước hoặc ra nhiều mồ hôi thì nên bổ sung thêm nước.

– Không ăn quá mặn, hạn chế các loại dưa muối, cà muối, đồ hộp chứa nhiều hơn 20% natri.

– Bổ sung canxi từ thực phẩm (tôm, cua, trứng, sữa, phô mai,…) nhưng không tự ý sử dụng những viên uống chứa hàm lượng canxi cao.

– Kết hợp các thực phẩm chứa canxi và oxalat trong cùng một bữa ăn để giảm nguy cơ kết tinh sỏi thận mới.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là cam, chanh, bưởi, quýt…

– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc là, chè đặc…

– Tập luyện thể thao hàng ngày, kiểm soát tốt cân nặng, kích thước vòng eo, không ngồi quá lâu một tư thế.

– Không nên nhịn tiểu, cố gắng tiểu hết sau mỗi lần để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

– Thăm khám sức khỏe theo định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn để nhanh bài trừ sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Để được tư vấn chi tiết hơn về các bệnh lý này, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẵn sàng giải đáp giúp bạn!

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 
Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755

https://www.nhs.uk/conditions/kidney-stones/treatment/

Viết bình luận