Bệnh tiết niệu

Sỏi niệu quản 1/3 trên có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật

Ngày đăng: 4 Tháng Ba, 2020
5/5 - (4 bình chọn)

Sỏi niệu quản dù nhỏ nhưng không vì vậy mà chủ quan bởi nếu sỏi tăng về kích thước sẽ làm cản trở dòng chảy nước tiểu gây biến chứng ứ nước nguy hiểm. Sỏi có thể xuất hiện ở 1/3 niệu quản trên, niệu quản giữa hoặc niệu quản dưới. Vậy sỏi niệu quản 1/3 trên có nguy hiểm không? Để tìm lời giải đáp, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Sỏi niệu quản 1/ 3 trên có đặc điểm gì?

Niệu quản là đường ống nhỏ có đường kính chỉ từ 3 – 4mm, dài khoảng 25 – 30 cm, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài. Niệu quản thường thon đều từ trên xuống dưới, trừ 3 chỗ hẹp dễ xuất hiện sỏi bao gồm:

Sỏi niệu quản 1/3 trên: là chỗ nối giữa bể thận và niệu quản        

– Sỏi niệu quản 1/3 giữa: là đoạn niệu quản bắt chéo qua bó mạch chậu

– Sỏi niệu quản 1/3 dưới: là đoạn nối giữa niệu quản và thành bàng quang

Trong đó, sỏi mắc kẹt ở 1/3 niệu quản trên là vị trí rất phổ biến cần điều trị sớm để giúp khơi thông đường tiểu và giảm những biến chứng trên thận, tiết niệu.

Vị trí sỏi niệu quản 1/3 trên

Sỏi niệu quản 1/3 trên và những hệ lụy không thể xem nhẹ    

Bất kỳ yếu tố nào làm cản trở dòng chảy của nước tiểu đều có thể ảnh hưởng đến chức năng thận – tiết niệu nên nếu viên sỏi niệu quản có kích thước quá lớn hoặc có nhiều viên xếp thành chuỗi sẽ tiềm ẩn biến chứng xấu đến sức khỏe:

– Tắc nghẽn niệu quản, giãn niệu quản: khi dòng chảy bị cản trở, nước tiểu sẽ ứ đọng lại ở phần phía trên của viên sỏi, gây ứ nước ở thận, giãn thận và niệu quản. Đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện cơn đau quặn thận dữ dội

Viêm đường tiết niệu do sỏi: sỏi niệu gây ứ nước hoặc cọ xát vào niêm mạc niệu quản sẽ gây nhiễm trùng tiết niệu. Nếu không điều trị tốt, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm thận, viêm bể thận

– Suy giảm chức năng thận – tiết niệu: các cơ quan trong đường tiết niệu có mối liên quan với nhau nên khi viên sỏi ở 1/3 niệu quản trên gây thận ứ nước, viêm thận lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp hoặc mạn tính. Đây là một gánh nặng sức khỏe điều trị rất tốn kém.   

Sỏi niệu quản 1/3 trên có nên phẫu thuật không?

Thực tế, cần dựa vào kích thước sỏi và tình trạng sỏi để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp vì không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật ngay.  

Phẫu thuật sỏi niệu quản chỉ nên thực hiện khi sỏi có kích thước quá lớn, sỏi gây chít hẹp đường tiểu hoặc sau khi điều trị bằng nội khoa nhưng không khả quan, sỏi gây biến chứng tiết niệu. Lúc này, có thể áp dụng kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng. Bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi nhỏ từ niệu đạo qua bàng quang và lên đến niệu quản. Năng lượng laser từ ống nội soi này giúp phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ sau đó đào thải ra ngoài. Ngoài ra, sau phẫu thuật, người bệnh thường được đặt một ống stent để giúp các vụn sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài, tránh làm tổn thương niệu quản. Tuy vậy, các chuyên gia tiết niệu cũng cảnh báo về một số rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật như tổn thương niệu quản, nhiễm trùng tiết niệu, chảy máu hoặc tiểu tiện không tự chủ,…

Sỏi niệu quản 1/3 trên chỉ phẫu thuật khi thật cần thiết

Chữa sỏi niệu quản 1/3 trên bằng giải pháp an toàn từ thảo dược

Ngoài các loại thuốc được dùng khi bị sỏi như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn tiết niệu, thuốc kháng sinh,… thì vai trò của thảo dược tự nhiên trong điều trị sỏi niệu quản và sỏi đường tiết niệu lại càng được đề cao hơn cả. Với ưu điểm là an toàn, lành tính, các thảo dược khi kết hợp sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, sỏi sẽ chóng bào mòn và đào thải ra ngoài.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tại Trường Khoa học dược phẩm Malaysia, khoa Tiết niệu ở Đại học Kumamoto (Nhật Bản), Đại học Kebangsaan Malaysia, Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang,… cho thấy, khi sử dụng đồng thời 7 vị thảo dược Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, tình trạng sỏi tiết niệu sẽ được tác động toàn diện hơn theo nhiều cơ chế khác nhau

 

Giải pháp thảo dược trị sỏi an toàn, hiệu quả

– Lợi tiểu, tăng bào mòn, đào thải sỏi thận, sỏi niệu quản và các cặn lắng trong đường tiết niệu

– Kháng khuẩn, chống viêm đường tiết niệu niệu do sỏi

– Ngăn ngừa kết tinh sỏi mới nhờ khả năng kiềm hóa nước tiểu và điều chỉnh pH nước tiểu

– Giãn cơ trơn tiết niệu, tạo điều kiện tống đẩy sỏi, tránh tổn thương đường tiết niệu                                         

Hiện nay, nhờ những tiến bộ y học hiện đại, các thảo dược này đã được chiết xuất dưới dạng cao khô trong các viên uống thảo dược để đảm bảo an toàn và tiện dụng hơn.

Sỏi niệu quản trên 1 /3 cần chú ý gì trong sinh hoạt?   

Ngoài việc tích cực điều trị sỏi, bạn nên sinh hoạt khoa học theo những hướng dẫn sau để không khiến bệnh trầm trọng hơn và giúp phòng ngừa tái phát sỏi:

– Duy trì lượng nước uống hàng ngày, tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày nên chia thành các lần uống đều trong ngày

– Ăn tăng cường rau xanh và trái cây để đảm bảo đủ chất xơ và khoáng chất thiết yếu

– Bổ sung thêm lợi khuẩn từ các thực phẩm như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Đừng ăn quá mặn, lượng muối mỗi ngày không quá 2.3g. Khi đọc nhãn thực phẩm, nên tránh các thực phẩm chứa nhiều hơn 20% natri

– Giảm lượng đạm động vật từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt đỏ, nội tạng động vật,… Tối đa mỗi ngày không quá 150g thịt các loại

– Duy trì bổ sung canxi với lượng 800 – 1200mg/ngày từ các thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua,… Tránh bổ sung quá nhiều các viên uống chứa canxi

– Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như rau bina, khoai lang, khoai tây, socola,… Tốt nhất nên kết hợp cùng các thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Thường xuyên tập thể dục để giúp tăng cường sức khỏe và đào thải sỏi

– Thăm khám sức khỏe định kỳ sau 3 – 6 tháng để đánh giá đúng tình trạng sỏi 

Sỏi niệu quản 1/3 trên hay bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu đều cần điều trị sớm để hạn chế nguy cơ phải “động dao kéo”. Hãy cùng chúng tôi cập nhật những thông tin hữu ích về bệnh sỏi niệu quản và bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp .

Xem thêm:

Bỏ túi ngay những thông tin quan trọng về bệnh sỏi niệu quản

Điều trị sỏi niệu quản: Phải làm sao để hiệu quả nhất ?

 

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Ureter-Stones.aspxhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4707902/

 

Viết bình luận