Bệnh động kinh

Rối loạn giấc ngủ: Bạn đã thực sự hiểu rõ?

Ngày đăng: 19 Tháng Hai, 2019
4.4/5 - (5 bình chọn)

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường xuyên bị thiếu cả về thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung trong công việc, học tập. Lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn giấc ngủ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở mỗi người sẽ khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung đều gồm 7 dấu hiệu điển hình sau:

– Khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc về đêm.

– Không thể tỉnh táo khi phải ngồi yên, xem ti vi, đọc sách, làm việc…

– Ngủ gà, ngủ gật, khó tập trung, chú ý với mọi công việc.

– Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kiệt sức.

– Phản ứng chậm chạp trong mọi hoàn cảnh.

– Khó kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân.

– Cần phải sử dụng cà phê mỗi ngày để giữ sự tỉnh táo.

Khó ngủ, mất ngủ là dấu hiện điển hình của rối loạn giấc ngủ

Một người cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Thời gian ngủ của mỗi người sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, nhưng theo các nhà khoa học, một người trưởng thành cần ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày để có giấc ngủ ngon nhất.

Độ tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng ít hơn, người già chỉ cần 5 – 6 tiếng/ngày là đủ. Ngược lại trẻ nhỏ sẽ cần ngủ nhiều hơn, ví dụ như trẻ 1 – 5 tuổi cần ngủ 11 – 13 tiếng/ngày; trong khi trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 12 – 17 tiếng/ngày. Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ thường sẽ ngủ nhiều hơn những người bình thường.

Phân loại rối loạn giấc ngủ

– Mất ngủ, khó ngủ: Không có khả năng ngủ hoặc ngủ không ngon giấc về đêm

Chứng ngưng thở lúc ngủ: Là một rối loạn phổ biến, trong đó hơi thở của bạn tạm thời ngưng vài giây trong khi ngủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, cáu gắt, chán nản và giảm hiệu suất công việc.

– Hội chứng chân không yên: Là hiện tượng chân hoặc tay thường xuyên cử động trong khi ngủ, khiến người bệnh trằn trọc, khó chịu, và có thể bị đau nhức nhẹ.

– Chứng ủ rũ: Có liên quan đến sự buồn ngủ vào ban ngày, điều này được gây ra bởi sự rối loạn chức năng kiểm soát “thức – ngủ” của não bộ.

– Rối loạn nhịp sinh học: Khi nhịp sinh học bị gián đoạn, nhiều người sẽ cảm thấy mất phương hướng và thường buồn ngủ vào ban ngày. Điều này hay gặp ở những người làm việc theo ca, thức quá khuya hoặc bị thay đổi múi giờ…

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp con người thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi và cũng nhờ đó cải thiện cả trí nhớ, hệ miễn dịch. Do vậy, khi bị rối loạn giấc ngủ, mọi hoạt động sinh hoạt dường như bị đảo lộn, sức khỏe giảm sút.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây một số hậu quả nghiêm trọng như:

– Giảm khả năng ghi nhớ, suy luận của não bộ.

– Giảm khả năng tập trung, chú ý gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống.

– Rối loạn cảm xúc, chán nản, vui buồn thất thường, dễ rơi vào trầm cảm, lo âu.

– Suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường,…

Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, do đó bạn nên:

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya và dành thời gian ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút/ngày.

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác, nhất là trước khi đi ngủ.

– Đảm bảo giường ngủ thật yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn.

– Không sử dụng các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại, ipad… trước khi đi ngủ.

– Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, bằng cách thực hiện các công việc mà bạn yêu thích hoặc thường xuyên tập yoga, ngồi thiền, đi bộ…

– Hạn chế ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Ngừng uống cà phê sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ

Thảo dược tự nhiên

Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược trong điều trị rối loạn giấc ngủ được xem là giải pháp an toàn, lành tính. Trong đó bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương được đánh giá cao hơn cả. Nhờ tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, bộ đôi thảo dược giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện giấc ngủ tốt hơn, hạn chế trằn trọc, mộng mị về đêm.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây thường được sử dụng với trường hợp rối loạn giấc ngủ mạn tính. Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị là: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… Tuy nhiên thuốc tây có thể gây một số tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, dị ứng, chán ăn, gây nghiện,…

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng công việc cũng như cuộc sống của bạn, do đó nếu có bất cứ vấn đề gì với giấc ngủ, hãy sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Và đừng quên liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleep-disorders/symptoms-causes/syc-20354018

https://www.helpguide.org/articles/sleep/sleep-disorders-and-problems.htm

https://www.webmd.com/sleep-disorders/default.htm

Viết bình luận