Bệnh động kinh

Hướng dẫn phụ huynh cách nhận biết và điều trị chứng tăng động ở trẻ nhỏ

Ngày đăng: 10 Tháng Một, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Tăng động hay tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ tuy nhiên lại thường bị nhầm lẫn với sự hiếu động. Vậy làm sao để nhận biết ADHD và phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất?

Dấu hiệu nhận biết chứng tăng động giảm chú ý

Trẻ ADHD đặc trưng bởi một loạt các hành vi hiếu động thái quá, bồng bột kèm theo là khả năng tập trung, chú ý rất kém.

Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý

Hiếu động thái quá

Bồng bột

Khả năng tập trung kém

– Hay ngọ nguậy, vặn vẹo khi ngồi

– Hay rời khỏi vị trí trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên

– Thường cảm thấy bồn chồn, chạy nhảy, leo trèo quá mức

– Khó có thể tham gia các trò chơi cần hoạt động nhẹ nhàng

– Nói nhiều

– Hay thực hiện các hành vi mà không suy nghĩ kỹ

– Thường trả lời câu hỏi khi chưa hỏi xong

– Cảm thấy khó chịu khi phải chờ tới lượt mình

– Hay trêu ghẹo, quấy rầy người khác

– Hay ngắt lời người khác khi đang nói chuyện, bột miệng nói ra những câu không hay

– Khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, tức giận

– Không chú ý tới chi tiết, hay mắc lỗi do bất cẩn

– Dễ bị phân tâm hoặc cảm thấy chán trước khi hoàn thành công việc nào đó

– Tỏ ra không lắng nghe khi nói chuyện

– Thường gặp khó khăn hoặc né tránh tham gia các hoạt động mang tính tổ chức, kiên trì hay nỗ lực

– Hay bị thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập, hay quên trong các thói quen sinh hoạt hằng ngày

Nếu con bạn có những biểu hiện nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý, hãy thực hiện trắc nghiệm TẠI ĐÂY  để đánh giá chính xác tình trạng của trẻ. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoại 024.3775.90510972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.

Nguyên nhân gây ra tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên gây ra ADHD ở trẻ nhỏ tuy nhiên họ nhận thấy rằng nó có liên quan tới một số yếu tố như gen, độc tố từ môi trường (không khí ô nhiễm, nhiễm độc chì…)… và có một điểm rất đặc biệt đó là hầu hết trẻ ADHD đều có sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA – một chất có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi quá mức và duy trì sự tập trung.

Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý tới trẻ nhỏ

Thực chất, trẻ tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh hơn so với trẻ bình thường, nhiều trẻ còn rất thông minh, tuy nhiên chính sự suy giảm khả năng chú ý lại là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về học tập như chứng khó đọc, khó viết, kết quả học tập sút kém.

Bên cạnh đó, trẻ ADHD thường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi… và nếu không được điều trị tốt thì khá nhiều em sẽ phát triển tính cách theo hướng hung hăng, nóng nảy, khó kiểm chế cảm xúc.

Trẻ tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh

Điều trị chứng tăng động giảm chú ý như thế nào?

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics – AAP), ADHD ở trẻ nhỏ rất ít khi phải dùng tới thuốc điều trị bởi vì trong nhiều trường hợp nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc còn cao hơn lợi ích mà nó mang lại và giáo dục hành vi kết hợp với chế độ ăn uống khoa học mới là phương pháp hiệu quả nhất.

– Giáo dục hành vi: thực hiện theo nguyên tắc khen thưởng, kích lệ để trẻ phát huy những hành vi tốt; Cho trẻ thấy được hậu quả của những việc làm không đúng (phạt không được ăn món ăn hay chơi trò chơi yêu thích); tạo cho trẻ những thói quen tốt bằng cách hướng dẫn, nhắc nhở thực hiện theo thời gian biểu; Đưa ra các hướng dẫn chi tiết, cụ thể, dễ hiểu. Giáo dục hành vi cần có sự kết hợp của gia đình, thầy cô.

– Chế độ ăn uống: Trẻ ADHD nên tăng cường các thực phẩm giàu protein như thịt, sữa, trứng… hạn chế thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn, thực phẩm chứa chất phụ gia, bảo quản.

– Sử dụng thảo dược cũng là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Không chỉ nổi tiếng với tác dụng an thần, trấn tĩnh, nhiều nghiến cứu còn cho thấy hoạt chất trong thảo dược Câu đằng, An tức hương có khả năng kích thích não bộ sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, đồng thời cũng có vai trò như một tiền chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh.

Sự kết hợp đồng bộ giữa các phương pháp trên sẽ giảm đi các hành vi hiếu động quá mức và tăng cường sự tập trung ở trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.helpguide.org/articles/add-adhd/attention-deficit-disorder-adhd-in-children.htm

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/index.shtml

http://www.emedicinehealth.com/10_tips_for_parenting_a_child_with_adhd/page2_em.htm#10_tips_for_parenting_a_child_with_adhd

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22752239

http://jamanetwork.com/journals/jamapsychiatry/fullarticle/1211983

Viết bình luận