Bệnh động kinh

Động kinh cục bộ: cách nhận biết và điều trị

Ngày đăng: 2 Tháng Hai, 2017
5/5 - (1 bình chọn)

Động kinh cục bộ (Partial Seizures) là một sự rối loạn hoạt động điện não bất thường diễn ra tại một vị trí nhất định bên trong não bộ. Nhiều người cho rằng, động kinh cục bộ là một thể bệnh nhẹ, nên đôi khi còn chủ quan trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, chính quan niệm này đã khiến nhiều người phải gánh chịu vô số những rủi ro bất ngờ, đó là chưa kể đến trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị sau này.

Động kinh cục bộ – dấu hiệu nào để nhận biết?

Cơn động kinh cục bộ xảy ra có thể gây rối loạn về hành vi, nhận thức, cảm xúc, cảm giác… tùy thuộc vào mức độ, cũng như vị trí não bộ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thông thường trong cơn động kinh cục bộ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sau:

– Co giật nhẹ ở phần ngón tay hoặc chân

– Nhai khi trong miệng không có đồ ăn hoặc giật một phần cơ mặt

– Nhìn chằm chằm vào một vật gì đó với ánh mắt “vô hồn”, không tỉnh táo nên không có nhận thức rõ ràng về môi trường xung quanh

– Thay đổi cảm xúc đột ngột không có lý do (vui vẻ, buồn phiền, giận dữ)

– Chậm diễn đạt ngôn ngữ

– Hay xuất hiện ảo giác về hình ảnh, mùi vị, âm thanh…

– Đột ngột mất thăng bằng

– Sau một cơn động kinh, người bệnh có thể mất phương hướng trong một vài phút.

Thông thường, trong cơn động kinh cục bộ người bệnh vẫn còn ý thức, nhưng với cơn động kinh cục bộ dạng lan tỏa sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ não, và khởi phát thành cơn động kinh toàn thể, lúc này người bệnh sẽ mất ý thức hoàn toàn và có thể xuất hiện cơn co giật toàn thân.

Cơn động kinh cục bộ thường kéo dài không quá một hoặc hai phút. Trong trường hợp cơn động kinh kéo dài lâu hơn năm phút thì cần có sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

Động kinh cục bộ có thể khiến người bệnh thay đổi cảm xúc thất thường

Chẩn đoán bệnh động kinh cục bộ bằng cách nào?

Để chẩn đoán động kinh cục bộ các bác sĩ sẽ cần một số thông tin sau:

– Bệnh sử: Việc bạn cung cấp những thông tin, triệu chứng của bệnh, thời gian diễn ra các cơn sẽ giúp bác sĩ có hướng chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

– Điện não đồ (EEG): Phương pháp này cho phép xác định hoạt động của điện não – yếu tố quan trọng để xác định các triệu chứng mà người bệnh gặp phải có phải do động kinh hay không. Việc xem xét hình ảnh điện não đồ trong một số trường hợp còn cho phép xác định được dạng động kinh.

– Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm loại trừ một số nguyên nhân như hạ canxi huyết, rối loạn chất điện giải…

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này cho phép xác định vùng não bộ bị tổn thương (nếu có) gây ra các cơn động kinh cục bộ.

Điều trị bệnh động kinh cục bộ như thế nào?

Điều trị động kinh cục bộ nhằm mục đích ngăn các cơn động kinh xuất hiện và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn thành cơn động kinh toàn thể (có thể gây ra co cứng, co giật toàn thân). Một số loại thuốc có thể dùng trong điều trị bệnh động kinh cục bộ bao gồm có: carbamazepine (Tegretol), phenytoin (Dilantin) và valproate (Depakote), lamotrigine (Lamictal), oxcarbazepine (Trileptal), gabapentin (Neurontin) và topiramate (Topamax)… 

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng, hay kết hợp điều trị nhiều loại thuốc khác nhau. Cần tránh việc bỏ thuốc đột ngột, hay tự ý tăng giảm liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ, vì như vậy có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn đã mắc bệnh động kinh cục bộ, cách tốt nhất để ngăn ngừa các cơn động kinh tái diễn là

– Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị.

– Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, căng thẳng về tâm lý

– Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu protein, chất béo như thịt, trứng, cá… Cần hạn chế ăn tinh bột, chất phụ gia, chất tạo màu, bột ngọt…

– Sử dụng thêm một số sản phẩm bổ trợ dành cho người mắc bệnh động kinh, giúp an thần, trấn tĩnh và hạn chế các cơn co giật với thành phần từ thảo dược như Câu đằng, An tức hương

Người bệnh động kinh cục bộ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chất béo

Cần làm gì khi gặp một người trong cơn động kinh cục bộ?

Nếu bạn chứng kiến hoặc có người thân bị lên cơn động kinh cục bộ, bạn có thể xử trí theo một số lời khuyên dưới đây nếu như tình trạng bệnh không quá cấp thiết để gọi bác sĩ:

– Nếu cơn động kinh khiến cho người bệnh mất ý thức, thực hiện các hành vi thiếu kiểm soát, hãy loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn ra xa bệnh nhân.

– Hướng dẫn họ tham gia giao thông để tránh xảy ra tai nạn

– Giải thích và trấn an người đó để họ hiểu về tình trạng bệnh của mình nếu họ vẫn cơn ý thức

– Nếu cơn động kinh cục bộ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái kích động, bạn hãy giữ khoảng cách an toàn với họ

– Nếu cơn động kinh cục bộ lan ra các vùng khác của não khiến cho người bệnh bị mất ý thức, co cứng, co giật toàn thân. Bạn hãy lấy một vật mềm kê vào đầu họ, nới lỏng cổ áo và nghiêng đầu người bệnh sang một bên để họ dễ thở, sau đó để học co giật tự do cho tới khi bình thường trở lại. Lưu ý: Không giữ chặt người bệnh và không được cho họ ăn, uống hay đặt bất cứ thứ gì vào miệng họ trong cơn co giật.

– Sau khi cơn động kinh cục bộ kết thúc hãy trấn an và giải thích cho họ hiểu.

Cơn động kinh có thể vẫn tiếp tục ngay sau đó, hoặc có thể kéo dài hơn cho đến 5 phút, trong trường hợp này bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị tiếp theo.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Link tham khảo: http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/partial-seizures-focal-seizures-

Viết bình luận