Bệnh tiết niệu

Đái dắt đái buốt và những bất tiện không phải ai cũng thấu!

Ngày đăng: 18 Tháng Chín, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Đái dắt đái buốt khiến bạn gặp không ít bất tiện khi phải ra vào nhà vệ sinh liên tục. Chứng bệnh này dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng để lại không ít hậu quả cho sức khỏe sau này. Do đó, điều quan trọng là cần tìm đúng căn nguyên để điều trị dứt điểm ngay từ sớm. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đái dắt đái buốt là gì? Làm sao để nhận biết đúng?

Đái dắt đái buốt là hai tình trạng thường đi kèm với nhau và có mối liên quan mật thiết trong nhiều nhiều bệnh lý.

– Đái buốt (tiểu buốt): là cảm giác đau đớn, rát buốt rất khó chịu mỗi lần đi tiểu. Tình trạng này có thể bắt đầu từ lúc đi tiểu và có thể kéo dài đến khi tiểu xong. Đặc biệt ở nam giới nếu bị sỏi đường tiết niệu thường thấy đau dọc từ niệu đạo đến tận lỗ tiểu.

– Đái dắt (tiểu rắt, tiểu són): là một rối loạn phản xạ bàng quang khiến người bệnh đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, có thể lên đến 10 – 15 lần/ngày với lượng nước tiểu ít, có khi chỉ són vài giọt. Trường hợp mót tiểu khẩn cấp không kịp đi tiểu, nước tiểu són ra quần khiến người bệnh khó chịu và mất tự tin.

Đái dắt đái buốt là nỗi bất tiện không nhỏ

Nguyên nhân gây đái dắt đái buốt (tiểu buốt, tiểu rắt)

Tùy từng nguyên nhân mà ngoài biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác. Theo y học hiện đại, có các nguyên nhân sau:

Bệnh sỏi đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân rất phổ biến. Sỏi xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo có thể làm ảnh hưởng đến phản xạ tiểu tiện. Viên sỏi cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây đau rát, buốt (tiểu buốt) và kích thích gây phản xạ đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, có nhiều người bị sỏi bàng quang gây viêm bàng quang và viêm ngược dòng lên thận. Lúc này các triệu chứng đái rắt đái buốt càng rầm rộ hơn kèm theo tình trạng tiểu khó, đi tiểu ra máu (nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt), nghiêm trọng hơn khiến thận bị ứ mủ, hủy hoại các nhu mô thận. Tình trạng này cần điều trị sớm để tránh nguy cơ suy thận. Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu thường kèm theo một số biểu hiện như đau thắt lưng, mạn sườn, nước tiểu có màu sắc bất thường hoặc buồn nôn, sốt cao,…

Viêm đường tiết niệu (Nhiễm khuẩn đường tiết niệu)

Thường gặp nhất là viêm bàng quang, viêm niệu đạo do vi khuẩn E.coli, lậu cầu, Mycoplasma, Chlamydia,… Ngoài ra, thói quen vệ sinh kém, quan hệ tình dục không lành mạnh, bệnh hẹp niệu đạo… cũng làm gia tăng nguy cơ viêm tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt. Nếu là do lậu cầu gây viêm thường kèm theo biểu hiện đái ra mủ. Ngoài đái rắt đái buốt, người bệnh có thể bị đau vùng bụng dưới, tiểu ra máu, tiểu đục,…

Thực tế, tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở phụ nữ cao gấp 3 – 4 lần so với nam giới, nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo ở nữ kích thước ngắn, nằm ngay sát âm đạo, hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập đường tiết niệu gây viêm. 

Xem thêm:

Sỏi đường tiết niệu và những thông tin hữu ích nhất

Viêm đường tiết niệu là gì: Hiểu đúng để có cách trị hiệu quả

Hội chứng bàng quang kích thích

Khi bàng quang bị rối loạn co bóp, các cơ bàng quang trong trạng thái kích thích khiến người bệnh luôn có cảm giác mót tiểu, tần suất đi tiểu có thể tăng gấp đôi so với bình thường (đái rắt). Bệnh này thường phổ biến hơn ở nam giới trung niên kèm theo tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Ở nam giới, tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt (trước đây gọi là u xơ tuyến tiền liệt) gây chèn ép cổ bàng quang khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang và các vị trí đường tiết niệu trên (niệu quản, thận) làm các vi khuẩn phát triển gây viêm tiết niệu, đái dắt đái buốt.

Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới gây đái dắt đái buốt

Bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh như lậu, giang mai, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục,… cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt và kèm theo nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nếu không được điều trị sớm.

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không có biện pháp bảo vệ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cũng như gián tiếp tổn thương các cơ quan trong đường tiết niệu gây nên tình trạng đái dắt đái buốt kèm theo các biểu hiện viêm nhiễm vùng kín.

Giai đoạn mang thai ở phụ nữ

Ở nữ giới, tử cung nằm ngay sát bàng quang nên trong thai kỳ khi thai nhi phát triển tăng về kích thước sẽ đè lên bàng quang gây cảm giác căng tức, chị em luôn có cảm giác buồn tiểu, đôi khi bị tiểu són vài giọt (tiểu rắt). Trong những tuần cuối thai kỳ, thai nhi vận động liên tục, đầu thai nhi tụt xuống thấp hơn càng đè nặng lên bàng quang khiến tình trạng này trầm trọng hơn.

Các bệnh bàng quang, niệu đạo

Bàng quang có chức năng chứa nước tiểu trước khi xuống niệu đạo để  đào thải ra ngoài nên một số tổn thương ở bàng quang, niệu đạo như túi thừa bàng quang, viêm bàng quang kẽ, ung thư bàng quang, viêm bàng quang, tắc hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo… sẽ làm ảnh hưởng đến phản xạ tiểu tiện, gây nên tình trạng đái dắt đái buốt.

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý kể trên, việc sử dụng một số thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư,…) hay yếu tố tâm lý có thể gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Nếu bạn đang bị làm phiền bởi chứng đái dắt đái buốt và mong muốn tìm giải pháp trị bệnh hiệu quả, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Đái rắt, đái buốt có ảnh hưởng như thế nào?

Đái dắt đái buốt dù do nguyên nhân nào đi nữa đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh nhất là khi thường bị tiểu són ra quần hoặc thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Tiểu rắt, tiểu buốt do các bệnh đường tình dục còn làm giảm ham muốn tình dục, chất lượng mỗi lần quan hệ cũng như khả năng sinh sản. Các bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng như suy giảm chức năng thận, viêm thận,…

Giải pháp đẩy lùi chứng đái dắt đái buốt ngay từ sớm

Trước những bất tiện và hệ lụy xấu đến sức khỏe, điều quan trọng là sớm nhận biết những bất thường khi đi tiểu và thăm khám tại chuyên khoa tiết niệu để được xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng hướng.

Chữa bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Căn cứ vào mức độ sỏi, kích thước sỏi, có các phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc tây, chữa sỏi thận bằng thảo dược đông y hay phẫu thuật mổ tán sỏi. Chỉ nên mổ, tán sỏi khi sỏi quá lớn, không đáp ứng với điều trị nội khoa bởi ngoài những lợi ích mang lại thì các kỹ thuật này có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm khuẩn sau mổ, tái phát sỏi hay tổn thương niệu đạo, niệu quản,.. Đa phần với bệnh sỏi luôn ưu tiên kết hợp cả Đông – Tây y để nâng cao hiệu quả đào thải sỏi.

Điển hình khi chữa sỏi bằng Đông y phải kể đến 7 vị thuốc kinh điển Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi tác động mạnh mẽ vừa lợi tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn, đào thải sỏi. Các hoạt chất tự nhiên trong Kim tiền thảo, Râu mèo có khả năng điều chỉnh pH nước tiểu từ đó ngăn ngừa kết tinh thêm sỏi mới, giảm nguy cơ tái phát sỏi. Ngoài ra, kết hợp cả Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên vừa giúp giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, từ đó cải thiện rõ rệt tình trạng đái dắt đái buốt, bí tiểu khi bị sỏi.

Hiện nay, thay vì chỉ dùng các dược liệu này một cách riêng lẻ với liều lượng ước chừng, các chuyên gia khuyên khi bị tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận, sỏi tiết niệu, người bệnh nên tham khảo sử dụng một số sản phẩm viên uống được bào chế hiện đại có chứa đủ 7 thành phần này.

Xem thêm: Giải pháp thảo dược dành cho người bị sỏi đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu

Người bệnh nên tuân thủ dùng kháng sinh theo đúng liều lượng, liệu trình, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc trước thời gian khuyến cáo ngay cả khi các triệu chứng có cải thiện rõ rệt sau một vài ngày dùng thuốc. Ngoài ra, nên kết hợp với một số sản phẩm bổ trợ từ thảo dược để nâng cao hiệu quả trị viêm và tăng cường chức năng tiết niệu.

Hội chứng bàng quang kích thích

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số nhóm thuốc giúp giảm kích thích quá mức ở bàng quang như thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc giảm đau và kết hợp một số bài tập tăng cường sự dẻo dai của các cơ bàng quang.

Chữa các bệnh lý liên quan

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, với các bất thường trong đường tiết niệu như bệnh hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang, túi thừa niệu đạo,… có thể được chỉ định một số phẫu thuật ngoại khoa. Với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần dựa vào từng tác nhân gây bệnh để điều trị đúng cách.

Bị đái buốt, đái rắt cần làm gì?

Điều trị theo căn nguyên là rất cần thiết để cải thiện chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra, người bệnh nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học theo những hướng dẫn sau:

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu.

– Bổ sung thêm các chất chống oxy hóa và lợi khuẩn từ các thực phẩm như sữa chua, phô mai,…

– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nhất là vùng kín theo chiều từ trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu.

– Nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn, không ngâm mình trong bong bóng xà phòng quá lâu.

– Quan hệ tình dục an toàn với một bạn tình, sử dụng biện pháp tránh thai khoa học. Uống một cốc nước đầy và đi vệ sinh trong vòng 15 phút sau khi giao hợp.

– Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh có chứa nhiều hóa chất gây kích ứng vùng kín.

– Định kỳ kiểm tra sức khỏe để đánh giá đúng tình trạng bệnh và có can thiệp sớm.

Đái dắt đái buốt hoàn toàn không nên chủ quan để tránh những hậu quả xấu đến sức khỏe. Và để chủ động phòng ngừa sớm, ngay từ bây giờ, bạn và người thân hãy tự thiết lập một chế độ sinh hoạt điều độ và luôn “lắng nghe cơ thể mình” kết hợp với việc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.health.com/sexual-health/painful-urination-causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/70782.php

Viết bình luận