Bệnh động kinh

Cảnh báo nguy cơ trẻ bị rối loạn tic vì ham chơi game, xem nhiều tivi

Ngày đăng: 2 Tháng Tám, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Chị Ngà (Thanh Hóa) có hỏi: “Con tôi năm nay 5 tuổi, do công việc bận rộn nên ít có thời gian bên con. Đa phần những lúc ở nhà, cháu chỉ xem tivi và chơi điện tử trên điện thoại. Gần đây, tôi thấy cháu thường xuyên có biểu hiện nháy mắt, chun mũi, giật cơ cổ,… Đưa cháu đi khám thì được chẩn đoán rối loạn tic. Xin hỏi có phải cháu bị bệnh này là do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử không và tôi phải làm gì để giúp con nhanh chóng cải thiện bệnh?”

Chắc hẳn câu hỏi của chị Ngà cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh đang rơi vào tình cảnh này. Vậy hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia trong bài viết sau.

Chuyên gia giải đáp về rối loạn tic ở trẻ nhỏ

Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra đột ngột, bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp lại nhiều lần với những biểu hiện điển hình như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, tặc lưỡi,… Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh này. Tuy nhiên, một yếu tố nguy cơ mà gần đây đang trở thành chủ đề được nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm đó chính là “rối loạn tic do tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử”.

Trẻ có thể mắc chứng rối loạn tic khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử

Vậy, tại sao trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử lại dễ bị rối loạn tic?

Mắt phải hoạt động quá nhiều

Những hình ảnh, thông điệp trong các trò chơi điện tử thường có màu sắc tươi sáng, kích thước lớn và chuyển động rất nhanh, vì vậy chúng sẽ khiến thị giác của trẻ bị kích thích quá mức và phải di chuyển qua lại một cách liên tục, dẫn tới mỏi mắt. Cơ mắt hoạt động càng nhiều, chúng càng dễ bị rối loạn và có thể dẫn tới các cơn co giật nhẹ, liên tục một cách vô thức.

Tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Dopamine

Một nghiên cứu thực hiện tại đại học Iowa cho thấy, những trẻ thích chơi trò chơi điện tử hoặc xem nhiều tivi, máy tính thường có nồng độ dopamine trong não cao hơn những trẻ khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ có những biểu hiện bất thường về vận động và ngôn ngữ. Không chỉ vậy, tăng quá mức nồng độ dopamine còn có thể gây nghiện, khiến trẻ tiếp tục muốn chơi game và càng chơi thì triệu chứng tic càng thêm trầm trọng.

Hệ thần kinh bị kích thích quá mức

Màu sắc tươi sáng và những chuyển động nhanh trong trò chơi điện tử, ti vi, máy tính chính là nguyên nhân khiến não bộ bị kích thích, hưng phấn quá mức, dẫn tới biểu hiện giật cơ trong tic vận động, đồng thời nảy sinh tâm lý cáu giận nếu không được chơi game tiếp.

Ngoài ra, trong lúc chơi game, hệ thống cảm ứng sẽ ít được tác động, trong khi đó phần thị giác và thính giác lại bị kích thích mạnh. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng và dẫn đến các vấn đề rối loạn hệ thần kinh.

Hệ thần kinh của trẻ bị kích thích quá mức khi tiếp xúc với thiết bị điện tử

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tic do dùng thiết bị điện tử?

Hạn chế tối đa thời gian trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử

Cha mẹ nên cắt giảm thời gian trẻ chơi các trò chơi điện tử và xem chương trình trên tivi. Bởi đã có nhiều trường hợp chỉ sau 3 tuần tách khỏi các thiết bị điện tử, trẻ đã cải thiện tích cực, thậm chí gần như không còn biểu hiện của tic nữa.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

– Tăng cường thực phẩm giàu magie, vitamin B6 và omega – 3 như hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh, bột ngô, rau diếp, rau chân vịt, rau bina, đậu lăng, đậu đen, khoai lang, cà rốt, cá hồi, cà ngừ, cá thu, cá mòi,…

– Hạn chế đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga, nước tăng lực.

– Cắt giảm đồ uống chứa nhiều cafein như cà phê, trà, kem,…

– Loại bỏ thực phẩm chứa chất phụ gia bảo quản như bim bim, xúc xích, lạp xưởng, thức ăn nhanh đóng hộp,…

Dùng thảo dược hỗ trợ điều trị

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, mà còn gián tiếp làm giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine, nhờ đó giúp trẻ sớm kiểm soát các triệu chứng rối loạn tic.

Hiện nay, rất nhiều trẻ bị rối loạn tic có đáp ứng tốt với việc sử dụng dòng sản phẩm chứa các thảo dược này, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và lựa chọn cho con sử dụng theo liệu trình để mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài.

Thảo dược Câu đằng có tác dụng cải thiện chứng rối loạn tic ở trẻ

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp làm giảm rối loạn tic cho trẻ

Ngay từ bây giờ, hãy giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử, thay vào đó khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, các môn thể thao ngoài trời nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và hạn chế nguy cơ mắc chứng rối loạn tic. Và nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0972.032.029 hoặc 024.3775.9051 để được tư vấn chi tiết.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mother.ly/parenting/6-reasons-to-take-a-brain-break-from-video-games

https://www.psychologytoday.com/intl/blog/mental-wealth/201203/got-tics-environmental-adjustments-can-help-0

Viết bình luận