Bệnh tiết niệu

Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Ngày đăng: 2 Tháng Mười, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Viêm niệu đạo là tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng ống niệu đạo gây nhiều đau đớn và khó khăn khi đi tiểu. Viêm niệu đạo có thể gặp ở cả nam và nữ với những mức độ khác nhau. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm niệu đạo là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây.

Viêm niệu đạo là do đâu?

Niệu đạo là vị trí có nguy cơ cao bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm niệu đạo. Căn nguyên chính là do vi khuẩn xâm nhập, điển hình là E.coli (Escherichia coli). Một số ít trường hợp nhiễm trùng do một số vi khuẩn, virus gây bệnh sinh dục như lậu cầu, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, herpes, virus HPV,…

Ngoài ra, nếu kèm theo tình trạng tắc hẹp niệu đạo, túi thừa hoặc dị dạng niệu đạo,… cũng làm gia tăng nguy cơ viêm niệu đạo.

Triệu chứng viêm niệu đạo cần nhận biết sớm

Bệnh viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu nói chung thường đặc trưng với các triệu chứng:

– Tiểu rắt nhiều lần, mót tiểu khẩn cấp: tăng rõ rệt tần suất đi tiểu trong ngày, lượng nước tiểu rất ít, chỉ són được vài giọt

– Tiểu đau buốt: cảm giác đau nhói, châm chích mỗi lần đi tiểu kèm theo tình trạng đau tức vùng bụng dưới, xương chậu

– Nước tiểu đục và màu sắc bất thường, có thể xuất hiện máu hoặc mủ đục kèm theo mùi hôi rất khó chịu

– Sưng, đau và có dịch tiết bất thường ở cơ quan sinh dục như âm đạo (nữ), dương vật (nam)

– Mệt mỏi, sốt ớn lạnh, buồn nôn: đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm ngược dòng lên thận

Triệu chứng viêm niệu đạo điển hình

Bệnh viêm niệu đạo có nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến mặc dù không khó chữa nhưng nếu không điều trị dứt điểm, bệnh tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến một số biến chứng xấu:

– Tổn thương niệu đạo, sẹo niệu đạo gây tắc hẹp

– Viêm thận, suy giảm chức năng thận: Vi khuẩn từ niệu đạo di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm thận, viêm đài bể thận. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận

– Ảnh hưởng đến chất lượng tình dục và khả năng thụ thai ở nữ giới: Những khó chịu do viêm niệu đạo lâu ngày sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Riêng ở nữ giới, niệu đạo và âm đạo gần sát nhau nên viêm niệu đạo có thể dẫn đến viêm nhiễm âm đạo làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai, sinh non ở những bà bầu

Trước những bất tiện và nguy cơ biến chứng này, cần thăm khám và điều trị sớm bệnh viêm niệu đạo.

Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh viêm niệu đạo?

Ngoài những triệu chứng đặc trưng, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm niệu đạo, loại trừ các nguyên nhân khác trong hệ tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm bao gồm:

– Xét nghiệm nước tiểu: để giúp định lượng các thành phần trong nước tiểu và những dấu hiệu bất thường như hồng cầu, bạch cầu, protein,…

– Tổng phân tích máu: giúp đánh giá chức năng lọc của cầu thận

– Xét nghiệm đặc hiệu các bệnh lây truyền qua đường tình dục

– Siêu âm ổ bụng, nội soi bàng quang, âm đạo,…

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo

Tổng hợp cách chữa viêm niệu đạo tại nhà

Thuốc kháng sinh tây y chữa viêm niệu đạo

Căn cứ vào mức độ viêm niệu đạo và tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ chỉ định các thuốc khác nhau. Trong những đợt viêm cấp tính, thuốc kháng sinh là giải pháp ưu tiên để ngăn ngừa vi khuẩn bùng phát. Một số nhóm kháng sinh thông dụng bao gồm: kháng sinh Ceftriaxone (Rocephin), Metronidazol, Erythromycin, Doxycycline (Vibramycin),… Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng sau khi dùng kháng sinh thông thường không đáp ứng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định những kháng sinh hiệu lực mạnh, phổ rộng như quinolon, fluoroquinolon,…

Ngoài nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn, những trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm nấm, nhiễm virus cần dùng các thuốc chống nấm( (Ketoconazole, Clotrimazole), thuốc kháng virus (Acyclovir, Famciclovir),… Nếu có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần điều trị cho cả hai đối tác để tránh lây nhiễm chéo.

Thuốc giảm đau, giảm triệu chứng

Viêm niệu đạo thường gây đau buốt và khó chịu nên ngoài các thuốc kháng sinh diệt khuẩn bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc giảm đau, giảm triệu chứng như paracetamol, ibuprofen, thuốc chống phù nề đường tiểu alphatrymostrypsin…

Liệu pháp kháng sinh tự nhiên chữa viêm niệu đạo

Song song với các thuốc tây, việc kết hợp sử dụng thảo dược tự nhiên có hiệu lực kháng khuẩn, chống viêm sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng viêm tiết niệu, viêm niệu đạo và phòng ngừa tái phát. Chữa viêm tiết niệu bằng thảo dược Đông y không thể bỏ qua 4 vị thuốc điển hình dưới đây:

– Cỏ nhọ nồi: là vị thuốc quen thuộc vừa có tác dụng cầm máu hiệu quả, vừa kháng khuẩn chống viêm rõ rệt dùng trong các bệnh viêm tiết niệu, phù thũng,…

– Râu ngô: Nghiên cứu tại trường Khoa học Y khoa Kerman, Đại học Strathclyde cho thấy, ngoài tác dụng lợi niệu, chống phù thũng, Râu ngô có hiệu lực chống oxy hóa, chống viêm tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn như E.coli, tụ cầu, liên cầu,…

– Hoàng bá: Hai thành phần Berberin và Palmatin trong Hoàng bá có tác dụng tương tự như “kháng sinh thực vật” giúp giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng viêm tiết niệu, bao gồm viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo

– Bán biên liên: Nghiên cứu khoa học tại khoa Dược phẩm và Tài nguyên Y học Trung quốc, vị thuốc Bán biên liên có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn trong đường tiết niệu

Hiện nay, thay vì chỉ dùng thảo dược thô dưới dạng đun sắc hoặc tán bột, các chuyên gia khuyên rằng, nên dùng những sản phẩm viên uống được bào chế hiện đại với hàm lượng phù hợp.

Xem thêm:

Viên uống thảo dược chứa 7 thành phần giúp đẩy lùi bệnh viêm tiết niệu

Kết hợp dùng viên uống thảo dược giúp tăng hiệu quả trị viêm tiết niệu

Bí quyết tự nhiên giúp điều trị và phòng ngừa viêm niệu đạo tái phát

Song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên duy trì một lối sống khoa học để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa viêm tái phát theo những lưu ý sau:

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây

– Thường xuyên uống nước ép nam việt quất

– Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ chiên rán,…

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, phụ nữ nên chú ý lau chùi từ trước ra sau

– Sinh hoạt tình dục an toàn, không lạm dụng các biện pháp tránh thai như chất diệt tinh trùng, màng chắn thai

– Tránh sử dụng các dung dịch tẩy rửa vùng kín có độ pH quá cao gây kích ứng

– Không nên nhịn tiểu để tránh vi khuẩn tích tụ quá lâu trong bàng quang

– Tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe

Bệnh viêm niệu đạo cần được điều trị tích cực để giảm thiểu tối đa những tổn thương đường tiểu. Nếu bạn hay người thân đang bị làm phiền bởi chứng bệnh này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để ngừa viêm, tránh biến chứng

 

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/urethritis-symptoms-causes-treatments

https://www.healthline.com/health/urethritis

Viết bình luận