Bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở giai đoạn dậy thì, thai kỳ và mãn kinh

Ngày đăng: 27 Tháng Tư, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Mặc dù tỷ lệ mắc động kinh ở nam và nữ giới là ngang nhau nhưng phụ nữ bị động kinh có thể có tần suất cơn co giật cao hơn ở một số thời điểm nhất định của cuộc đời, chẳng hạn như giai đoạn dậy thì, thai kỳ, mãn kinh do thay đổi hormon sinh dục nữ. Để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa nồng độ hormon sinh dục nữ và bệnh động kinh

Estrogen và progesterone là hai hormon sinh dục điển hình có nhiệm vụ kiểm soát và duy trì chức năng sinh sản của phụ nữ. Sự biến đổi nồng độ của hai hormon tuy không phải là nguyên nhân gây ra động kinh, nhưng nó có thể làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát chứng bệnh này. Bởi estrogen có thể gây kích thích tế bào thần kinh não bộ tạo ra xung điện bất thường, làm tăng số cơn co giật. Ngược lại, progesterol lại có thể chuyển hóa thành chất ức chế và ngăn ngừa động kinh xuất hiện.

Cơn động kinh vốn xảy đến đột ngột, bất thường không báo trước, nhưng với chị em phụ nữ hoàn toàn có thể dự đoán được điều này mỗi khi bước sang một giai đoạn phát triển cùng với sự thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể mình.

Bệnh động kinh ở bé gái tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, bộ phận sinh dục sẽ phát triển và hoàn thiện theo thời gian, cơ thể sẽ sản sinh nhiều estrogen và progesterone và bắt đầu có kinh nguyệt. Chính vì vậy, tần suất cơn động kinh có thể tăng lên ở những bé gái có tiền sử bệnh từ trước đó, đồng thời, đây cũng là giai đoạn khởi phát của một số thể động kinh đặc biệt, chẳng hạn như động kinh rung giật cơ (động kinh múa giật).

Ngoài yếu tố về hormon, sự thay đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, các cha mẹ nên cho con đi khám lại để điều chỉnh thuốc điều trị cho phù hợp. Tuyệt đối không được bỏ thuốc, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh những áp lực quá lớn từ việc học hành và các mối quan hệ xã hội. Bạn nên tâm sự với con nhiều hơn để con chủ động chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và cùng con tìm cách giải quyết khó khăn.

Tâm sự nhiều hơn với bé gái bị động kinh khi bước vào tuổi dậy thì

Tại sao cơn động kinh thường tăng lên trong chu kỳ kinh nguyệt?

Tần suất và mức độ cơn co giật động kinh có thể tăng nhiều hơn vào mỗi thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt, tùy thuộc vào cơ địa của từng phụ nữ. Cơn co giật có thể xuất hiện vào:

– Giai đoạn trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong vài ngày đầu ra huyết, lúc này nồng độ progesterol giảm mạnh nên người bệnh dễ bị co giật hơn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng viên uống chứa progesterone tự nhiên để giúp kiểm soát cơn động kinh được hiệu quả.

– Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt: nồng độ estrogen tăng nhanh để kích thích quá trình rụng trứng, đồng thời kích thích cả hoạt động thần kinh gây co giật.

– Giai đoạn kéo dài trong suốt nửa thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt, tức là từ giữa chu kỳ đến khi ra huyết: thường thấy ở những phụ nữ không sản xuất đủ progesterone hoặc do bị giảm nồng độ thuốc chống động kinh trong máu trước khi có kinh nguyệt.

Bệnh động kinh có thể gây rối loạn sinh sản

Phụ nữ bị động kinh thùy thái dương có nhiều rối loạn về sinh sản như buồng trứng đa nang, mãn kinh sớm và rụng trứng không đều so với người bình thường. Bởi vì thùy thái dương là vùng não bộ liên kết trực tiếp với vùng dưới đồi để điều chỉnh việc sản sinh ra hormon sinh dục nữ. Nên việc phá vỡ chức năng bình thường của thùy thái dương do các cơn động kinh có thể phá vỡ chức năng bình thường của buồng trứng.

Phụ nữ mang thai cần lưu ý những gì khi mắc động kinh?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời kỳ mang thai có thể làm gia tăng tần số các cơn động kinh do nồng độ cả hai hormon đều ở mức cao. Nếu cơn xảy ra trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, ví dụ như giảm nhịp tim thai, dị tật thai nhi, sảy thai hoặc sinh non do chấn thương trong cơn co giật,…

Tuy nhiên, trên thực tế có tới 90% phụ nữ bị động kinh vẫn mang thai và sinh con khỏe mạnh nếu có kế hoạch và được theo dõi cẩn thận. Người bệnh phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ. Chú ý duy trì tăng cân hợp lý, tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh xa thuốc lá, không uống rượu và caffein, uống bổ sung multivitamin và folate cả trước, trong và sau thai kỳ.

Nếu phụ nữ bị động kinh muốn tránh thai bằng thuốc cần cân nhắc do một số thuốc chống động kinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.

Động kinh thùy trán có thể gây rối loạn chức năng sinh sản

Phụ nữ giai đoạn mãn kinh và bệnh động kinh

Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất hormon sinh dục, do vậy, tần suất cơn co giật có khả năng giảm khi phụ nữ bước vào thời kỳ này. Tuy nhiên trong một số trường hợp chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh thì tần số cơn co giật có thể tăng tạm thời do lượng hormon không ổn định.

Ngoài ra, bệnh động kinh có khả năng làm khởi phát sớm thời kỳ tiền mãn kinh ở người phụ nữ, trung bình là 4 -5 năm mà không liên quan gì đến việc sử dụng các thuốc chống động kinh.

Liệu pháp thay thế hormon trong điều trị động kinh ở phụ nữ

Ngoài sử dụng các thuốc chống động kinh, liệu pháp thay thế hormon (HRT) là một phương pháp cũng đang được nghiên cứu để hỗ trợ chị em kiểm soát căn bệnh này trong mỗi giai đoạn cụ thể. Mặc dù liệu pháp này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chứng loãng xương, nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung và có thể không tác động được khi cơn động kinh đang xảy ra. Do đó, cần cân nhắc kỹ những nguy cơ và lợi ích trước khi áp dụng.

Bên cạnh đó, Câu đằng và An tức hương cũng là một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị động kinh hiện nay. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các hoạt chất sinh học có trong hai thảo dược này có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh giúp giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, đồng thời giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi, đau đầu sau động kinh.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.aboutkidshealth.ca/En/ResourceCentres/Epilepsy/AtHomeandAtSchool/GrowthandDevelopment/Pages/Teenagers-with-Epilepsy.aspx

http://www.epilepsy.com/learn/impact/reproductive-risks/risks-during-pregnancy

http://www.epilepsy.com/information/women/all-women/hormones-and-epilepsy

https://www.verywell.com/pregnancy-and-epilepsy-1204472

Viết bình luận