Tôi có một người anh, mắc bệnh động kinh đã lâu. Cho tôi hỏi khi sơ cứu một người đang lên cơn động kinh, có nên đặt một vật gì đó vào miệng để tránh không bị cắn vào lưỡi không? Và nên làm thế nào để nhanh hồi phục?
Chào bạn,
Sơ cứu khi người bệnh lên cơn động kinh nhằm mục đích hạn chế tối đa những tổn thương và giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn. Tuy nhiên, nếu sơ cứu không đúng cách, chúng ta không những không giúp ích được cho người bệnh động kinh mà còn có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc, thậm chí làm cho người bệnh ngạt thở dẫn đến tử vong. Một trong những nguyên tắc khi gặp người bệnh động kinh là bạn nên để cơn co giật diễn ra tự nhiên, tuyệt đối không giữ tay chân, không cho ăn uống, vắt nước chanh hay lấy bất kỳ vật dụng nào khác chèn vào miệng vì dễ ảnh hưởng đến răng, cơ hàm, cũng như có thể làm cho bệnh nhân ngạt thở rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên nới rộng cổ áo, đặt anh bạn ở những địa điểm thoáng rộng, tránh những vật nguy hiểm, cứng, nhọn ở gần đó để hạn chế tai nạn, chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Khi cơn co giật qua đi, bạn có thể đặt anh ở tư thế phục hồi, tức là xoay nằm nghiêng người sang 1 bên, nâng cằm lên một chút dễ thở hơn và chờ ít phút cho đến khi anh bạn tỉnh dậy.
Sau mỗi cơn động kinh, chắc hẳn anh bạn cũng sẽ rất mệt, bạn có thể để anh ngủ cho đủ giấc và ăn uống đủ bữa. Một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, chẳng hạn như Rhynchophylline trong cây Câu đằng được các nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá là có tác dụng an thần, trấn tĩnh và giúp bảo vệ tế bào thần kinh rất tốt, giúp làm tăng khả năng hồi phục sức khỏe sau cơn động kinh, đồng thời còn làm giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật, động kinh, ngăn ngừa bệnh tái diễn. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và cho anh sử dụng thêm những chế phẩm hỗ trợ có chứa Câu đằng, kết hợp với thuốc tây để nâng cao hiệu quả trị bệnh động kinh.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!