Bệnh tiết niệu

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để an toàn hiệu quả?

Ngày đăng: 23 Tháng Mười Một, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm đường tiết niệu không phải vô phương cứu chữa nhưng thường tái đi tái lại. Chính vì nỗi khổ khó nói ấy khiến không ít người bệnh băn khoăn “viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để hiệu quả, không tác dụng phụ?”  Nếu bạn cũng đang quan tâm về cách điều trị chứng bệnh này, hãy đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Những nhóm thuốc thường dùng

Thuốc kháng sinh

Thủ phạm chính gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn E.coli, nên thuốc kháng sinh được coi là lựa chọn đầu tay để ngăn chặn các đợt bùng phát của vi khuẩn. Tuy nhiên, tùy từng mức độ viêm đường tiết niệu và chủng vi khuẩn gây viêm mà loại kháng sinh và thời gian dùng thuốc có thể khác nhau. Cần sử dụng thuốc kháng sinh theo kê đơn dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu.

Với viêm đường tiết niệu đơn giản

Một số kháng sinh thông dụng với bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) như Cephalexin (Keflex), Ceftriaxone, Doxycycline (Monodox, Vibramycin), Trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra), Fosfomycin (Monurol), Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin),… Với những trường hợp bị viêm nhẹ, ít khi chỉ định dùng những kháng sinh phổ rộng nhóm fluoroquinolon vì nguy cơ gặp tác dụng phụ còn nhiều hơn lợi ích mang lại. Liệu trình dùng kháng sinh tối thiểu là từ 3 ngày đến 2 tuần.

Với viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần

Khi bạn bị tái phát viêm tiết niệu nhiều hơn 3 – 4 lần/năm, việc điều trị thường kéo dài hơn, bao gồm:

– Sử dụng kháng sinh liên tục liều thấp trong vòng 6 tháng. Nếu không đáp ứng tốt cần dùng lâu dài hơn

– Dùng ngay một liều kháng sinh sau khi sinh hoạt tình dục để phòng ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn khi giao hợp

– Dùng liệu pháp estrogen âm đạo với những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh để giảm bớt những đau rát khó chịu do bệnh viêm bàng quang gây ra

Với viêm đường tiết niệu mức độ nặng

Khi bị viêm tiết niệu nghiêm trọng kèm theo biểu hiện đau lưng dữ dội, sốt cao, ớn lạnh,… bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiêm truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch để cải thiện nhanh các triệu chứng viêm và ngăn vi khuẩn bùng phát.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng virus, thuốc chống nấm

Ngoài tác nhân là vi khuẩn, một số loại nấm hoặc chủng virus cũng có thể gây viêm. Khi xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống nấm và kháng virus như acyclovir, ketoconazol,…

Thuốc giảm đau, chống viêm

Các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, diclophenac, ibuprofene,… cải thiện nhanh cơn đau bụng, đau thắt lưng và những khó chịu do viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gan, thận.

Thuốc tây chữa viêm đường tiết niệu và những lưu ý

Hiện nay, các thuốc điều trị viêm đường tiết niệu rất đa dạng nhưng lo ngại lớn nhất khi dùng thuốc tây là nguy cơ tác dụng phụ có thể gặp khi dùng dài ngày. Đặc biệt là các thuốc kháng sinh nếu không dùng đúng liều lượng và liệu trình có thể trở thành “con dao hai lưỡi” gây hệ lụy xấu như đau dạ dày, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa,… Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị và để rút ngắn thời gian dùng thuốc tây, người bệnh nên kết hợp cùng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để giảm viêm nhanh hơn.

Xem thêm:

Bỏ túi ngay thông tin quan trọng về bệnh viêm đường tiết niệu

Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm viêm tiết niệu hàng đầu

Trước nguy cơ nhờn thuốc, vi khuẩn kháng kháng sinh tràn lan như hiện nay, việc dùng các thuốc tây càng cần cân nhắc kỹ lượng và xu hướng chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược tự nhiên càng được đánh giá cao. Ưu điểm khi dùng thảo dược là an toàn, lành tính hơn, hiệu quả duy trì lâu dài ngay cả khi đã ngưng dùng.

Từ xưa đến nay, Hoàng bá, Nhọ nồi, Bán biên liên, Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Râu ngô, Râu mèo là những vị thuốc điển hình với các bệnh viêm đường tiết niệu khi tác động toàn diện trong điều trị theo các cơ chế sau:

– Lợi tiểu, tăng đào thải vi khuẩn và các chất thải của vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu

– Kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm

– Giảm đau, giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu do viêm

– Giãn cơ trơn niệu quản, tạo điều kiện đào thải vi khuẩn và giảm đau do co thắt

   

Hoàng bá, Nhọ nồi chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả

Sự cộng hưởng tác dụng của 7 vị thuốc này sẽ tạo nên một sản phẩm viên uống hỗ trợ chuyên biệt với các chứng bệnh viêm đường tiết niệu (viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo), giúp chặn đứng căn nguyên gây viêm, kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn ngừa viêm tái phát.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “viêm đường tiết niệu uống thuốc gì”. Điều quan trọng hơn là cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước, tăng cường chất xơ và rau xanh, thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Và nếu bạn cần tư vấn thêm các vấn đề xoay quanh bệnh viêm đường tiết niệu, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Xem thêm:

Viên uống thảo dược hỗ trợ giảm viêm và phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Viết bình luận