Bạn có biết rằng đa số sỏi thận kích thước nhỏ đều có thể tự đào thải ra ngoài cùng nước tiểu? Việc uống nhiều nước sẽ giúp sỏi di chuyển dễ dàng hơn, nhưng một số người cần thuốc trị sỏi thận để giảm bớt cơn đau và cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Cùng tìm hiểu về những lợi ích, tác dụng phụ cũng như cách sử dụng các loại thuốc trị sỏi thận trong bài viết sau.
Mục lục
Thuốc là lựa chọn ưu tiên trong điều trị sỏi thận bởi tác dụng giảm nhanh triệu chứng và điều chỉnh ổn định nồng độ khoáng chất, ngăn ngừa sỏi tăng thêm về kích thước. Các nhóm thuốc thường được chỉ định rộng rãi trong mọi phác đồ điều trị sỏi thận gồm:
Thuốc giảm đau, chống viêm
Tùy vào mức độ của cơn đau quặn thận mà người bệnh được chỉ định một số loại thuốc giảm đau khác nhau.
– Cơn đau nhẹ: Acetaminophen (paracetamol, panadol,…) hoặc các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid NSAIDs như ibuprofen, dicclofenac, kerolac,… có tác dụng ức chế tổng hợp chất protagladin, giảm đau mạnh nhưng hơi chậm, sau khi dùng 20 – 30 phút người bệnh mới thấy thoải mái hơn.
– Cơn đau trung bình, nặng: Bác sĩ số có thể chỉ định một thuốc thuộc nhóm opioid giúp ức chế thần kinh trung ương như tramadol, meperidin, codein,…nhờ đó làm giảm cơn đau hiệu quả chỉ 10 phút sử dụng thuốc.
Mặc dù nhóm thuốc này có thể giúp giảm cơn đau quặn thận hiệu quả, nhưng dùng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe chẳnh hạn: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đau bụng, đi ngoài phân đen, dị ứng, ngứa, nổi mề đay,…
Thuốc giảm đau sỏi thận: acteminophen, NSAIDs, nhóm opioid
Thuốc giãn cơ trơn
Trong niệu quản, đặc biệt là cuối niệu quản sẽ có rất nhiều thụ thể alpha adenergic – 1 có thể làm co thắt cơ trơn gây trở ngại cho việc đào thải sỏi ra ngoài. Lúc này, một số nhóm thuốc như thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, verapamil,…) hay thuốc ức chế alpha – adrenergic (doxazosin mesylate, prazosin hydrochloride,…) có thể làm tăng tốc độ di chuyển của sỏi nhờ khả năng giãn cơ trơn niệu quản.
Những thuốc này có thể gây một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, táo bón, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, suy tim xung huyết,…
Thuốc hỗ trợ làm tan, bào mòn sỏi
Nhóm thuốc này có tác động điều chỉnh nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu, giúp phòng ngừa nguy cơ tăng kích thước sỏi hoặc hình thành sỏi mới. Tùy vào loại sỏi mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:
– Sỏi canxi: Kali citrat, thuốc lợi tiểu thiazid ( furosemide, metolazone,…)
– Sỏi acid uric: Allopurinol, kali citrat
– Sỏi Cystine: Thuốc giảm nồng độ cystine như cacetylcystein, D-peniclamin, captopril,…
Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như sốt, đau họng, buồn nôn, chán ăn, đau khớp,…
Kháng sinh
Một số loại kháng sinh sẽ được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn trong trường hợp người bệnh có sỏi struvite hoặc gặp biến chứng viêm đường tiết niệu: Nitrofurantoin, cephalexin, doxycycline, ciprofloxacin, amoxicillin, trimethoprim-sulfamethoxazole (biseptol, TM) hoặc ofloxacin,…
Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, dị ứng, phát ban, ngứa,….
Để hiệu quả đạt được là tối ưu nhất đồng thời hạn chế mọi tác dụng phụ có thể gặp phải, khi sử dụng thuốc điều trị sỏi thận bạn cần lưu ý:
– Sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hay ngưng bỏ thuốc.
– Nếu đơn kê có kháng sinh, bạn cần sử dụng đủ liệu trình trong 5 – 7 ngày, thậm chí là 10 – 15 ngày nếu gặp tình trạng viêm nặng. Tuyệt đối không tự ý dừng thuốc ngay cả khi các triệu chứng viêm đã được cải thiện để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
– Uống nhiều nước, bổ sung thêm cả các loại nước ép, sinh tố hoa quả như cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa,…
– Tăng cường rau xanh, trái cây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là citrate (một chất chống kết tinh tạo sỏi) như: lúa mì, lúa mạch, gạo, cải xoong, rau bina, măng tây, nấm, súp lơ,…
– Không ăn quá mặn vì natri trong muối có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu gây tăng nguy cơ hình thành sỏi. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn không quá 2.3 g muối.
– Hạn chế protein từ động vật như thịt bò, thịt lợn,… để không làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu.
– Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi thấy buồn tiểu và có gắng đi tiểu hết để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, thường xuyên, không nên ngồi lâu một tư thế để ngăn ngừa sự lắng đọng các chất khoáng tạo sỏi.
Người bị sỏi thận nên dùng thuốc đều đặn, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên
Người bệnh sỏi thận có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian giúp làm tan sỏi thận từ các thảo dược tự nhiên sau:
Bài thuốc 1: Dùng 50g cây Râu mèo nấu với 0.5 lít nước, uống 2 lần/ ngày, trước ăn 15-30 phút, liên tục trong 8 ngày, sau đó nghỉ 2-4 ngày và tiếp tục lặp lại quy trình.
Bài thuốc 2: Đun sôi nhỏ lửa khoảng 90g Kim tiền thảo và 30g Râu ngô trong khoảng 20 phút, để nguội bớt rồi uống khi nước còn ấm mỗi ngày 2 lần trong 1 – 2 tuần.
Bài thuốc 3: Chọn 9 bông hoa dâm bụt rửa sạch, bỏ cuống cho thêm ít đường phèn. Sau đó đem đun cách thủy, nước sôi được 1 phút thì bắc ra ăn cả hoa lẫn nước, mỗi ngày 1 lần liên tục trong vòng 15 ngày.
Bài thuốc 4: Dùng 1 nắm mùi tàu (ngò gai) đem hơ qua lửa cho héo lại, sau đó sắc cùng với 3 chén nước cho đến khi còn 2/3 và uống làm 3 lần/ngày, uống trong 7 – 9 ngày.
Bài thuốc 5: Lấy rau ngổ giã nhỏ, pha với một ít muối uống ngày 2 lần liên tục trong 7 ngày.
Bài thuốc 6: Gọt vỏ, rửa sạch quả dứa (khóm, thơm), khoét 1 lỗ đường kính khoảng 3 cm, đổ 1 chút phèn chua vào, cắt phần trên của quả dứa làm nắp đậy. Sau đó nướng chín vàng trên bếp than hoặc lò nướng. Ép lấy nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngày hôm sau. Áp dụng liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc 7: Chọn những quả đu đủ còn xanh, nặng khoảng 400 – 600g, rửa sạch để nguyên cả vỏ và nhựa chỉ cắt đầu, cắt đuôi moi hết hạt, ruột bỏ đi. Sau đó đun cách thủy 30 phút cho chín, thêm ít muối vào cho dễ ăn. Sỏi thận < 10mm thì ăn 7 quả liên tục 7 ngày, nếu >10mm phải ăn nhiều hơn và ăn liên tục, nếu cảm thấy khó ăn thì có thể chấm với đường.
Tiếp tục kế thừa và phát huy từ những bài thuốc cổ phương trong điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác dụng của từng vị thảo dược và nhận thấy rằng 7 vị thảo dược tốt nhất cho người bệnh sỏi thận là: Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Nhọ nồi, Xa tiền tử, Bán biên liên.
Bởi lẽ, những thảo dược này có thể tác động toàn diện lên hệ thống tiết niệu, giúp nhanh bào mòn sỏi thận theo 4 cơ chế:
– Lợi tiểu tăng lưu lượng nước tiểu để bào mòn sỏi và cặn lắng.
– Kiềm hóa nước tiểu, ngăn chặn sỏi tăng thêm về kích thước và hạn chế kết dính tạo sỏi mới.
– Giãn cơ trơn niệu quản tạo điều kiện đào thải sỏi thận dễ dàng hơn và giảm đau do co thắt.
– Cầm máu, kháng khuẩn chống viêm giúp ngăn ngừa chảy máu tiết niệu, viêm đường tiết niệu do sỏi thận.
Hiện nay những thảo dược này cũng đã được bào chế thành các sản phẩm dạng viên nén chia liều tiện lợi và mang lại nhiều hiệu quả tối ưu hơn cho cho người sử dụng.
Người bị sỏi thận có thể lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược tiện dụng và an toàn hơn
Có thể bạn quan tâm:
Giải pháp từ bộ 7 thảo dược giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả!
Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận
Sỏi thận có thể khỏi hoàn toàn được nếu sớm được phát hiện và chữa trị kịp thời bằng thuốc trị sỏi thận cùng viên uống thảo dược, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Hãy tự trang bị cho mình những thông tin bổ ích nhất để sớm thoát khỏi căn bệnh này.
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.medicinenet.com/kidney_stones/article.htm#what_is_the_treatment_for_kidney_stones_how_long_does_it_take_to_pass_a_kidney_stone
Tin liên quan
Viết bình luận