Bệnh tiết niệu

Sỏi bàng quang chữa như thế nào? – Tổng hợp 3 phương pháp phổ biến

Ngày đăng: 14 Tháng Mười Hai, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Trong cơ thể, sỏi bàng quang là những “cục” khoáng chất hình thành khi nước tiểu đọng lại quá lâu. Những viên sỏi này dù có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng đều gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy sỏi bàng quang chữa như thế nào để an toàn, hiệu quả nhất? Đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết dưới đây.

Nhận biết sớm dấu hiệu sỏi bàng quang để trị đúng

Sỏi bàng quang nếu gây kích thích hoặc làm chặn dòng chảy của nước tiểu sẽ gây nên những triệu chứng điển hình như sau:

– Đau tức vùng bụng dưới, nam giới thường đau lan xuống vùng xung quanh dương vật

– Đau và khó khăn khi đi tiểu, dòng nước tiểu bị gián đoạn

– Tiểu rắt: đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm

– Nước tiểu có màu sắc bất thường: màu vàng đậm, đục hoặc nâu đỏ (do chảy máu)

Sỏi bàng quang phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi và có mối liên hệ với bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Thực tế, trẻ em ít khi bị sỏi này, nếu có thường xuất hiện các triệu chứng như đái dầm, đau kéo dài khi đi tiểu.

Để đánh giá đúng mức độ bệnh và kích thước sỏi, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để thực hiện những xét nghiệm cần thiết như siêu âm ổ bụng, nội soi bàng quang, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm nước tiểu,…

Sỏi bàng quang chữa như thế nào? 3 phương pháp phổ biến hiện nay

Chữa sỏi bàng quang bằng thuốc tây

Với sỏi bàng quang kích thước nhỏ hoặc trung bình (thường dưới 20mm), ưu tiên hàng đầu là điều trị nội khoa để loại bỏ theo cách tự nhiên, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật. Trong đó có một số thuốc tây giúp giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ trơn tiết niệu. Ngoài ra, có thể kết hợp với kháng sinh như Doxycillin, Ciprofloxacin,… giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm khuẩn tiết niệu. Thực tế, các thuốc này dù có tác động nhanh nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số tác dụng không mong muốn như kích ứng tiêu hóa, mệt mỏi, chóng mắt,… Do đó, cần dùng đúng liều lượng được chỉ định và tái khám định kỳ.

Dùng thuốc tây chữa sỏi bàng quang như thế nào?

Dùng thảo dược để bào mòn, đào thải sỏi bàng quang

Ngoài thuốc tây, vai trò của những thảo dược tự nhiên ngày càng được đánh giá cao bởi tác dụng bền vững và an toàn ngay cả khi dùng dài ngày. Theo đánh giá chung của chuyên gia tiết niệu như PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc bệnh viện y học cổ truyền trung ương) và PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện 103), nên kết hợp những vị thuốc với nhau để tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Bởi lẽ rằng, một vị thuốc dù tốt tới đâu nhưng nếu chỉ dùng riêng lẻ sẽ chỉ tác động theo những cơ chế nhất định, không được toàn diện. Trong đó, nên ưu tiên những thảo dược đã được sử dụng rộng rãi, có nghiên cứu khoa học và liều lượng phù hợp để tránh gây tương tác xấu.

Chẳng hạn như công thức cân đối của 7 vị thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi trong một sản phẩm sẽ đáp ứng được 4 nhóm tác dụng trong điều trị sỏi bàng quang, cụ thể như sau:

– Lợi tiểu, tăng đào thải sỏi: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn, đào thải sỏi theo cơ chế tự nhiên

– Chống tái phát sỏi: Kim tiền thảo, Râu mèo có tác dụng kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh các khoáng chất từ đó giảm nguy cơ tái phát sỏi

– Kháng khuẩn, chống viêm, cầm máu: Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, không thua kém nhiều so với thuốc tây y

– Giảm đau, giãn cơ trơn tiết niệu, tạo điều kiện để sỏi dễ dàng di chuyển: Đây là tác dụng nổi trội của Hoàng bá và Bán biên liên

Hiện nay, những sản phẩm viên uống bào chế kết hợp đủ 7 thành phần này ngày càng được sử dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều đối tượng. Để đảm bảo an toàn, người dùng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc, chứng nhận sản phẩm và thông tin đơn vị sản xuất để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Viên uống thảo dược đa thành phần tốt cho bệnh sỏi

Xem thêm:

Chữa sỏi tiết niệu bằng thảo dược đông y – Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia

Phẫu thuật sỏi bàng quang – Giải pháp điều trị cuối cùng

Với những viên sỏi bàng quang quá lớn (thường trên 20mm), quá cứng không thể bào mòn và không đáp ứng với điều trị nội khoa thường sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Hiện nay, có các kỹ thuật sau đang được áp dụng:

– Tán sỏi nội soi ngược dòng: Bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi nhỏ từ niệu đạo lên đến bàng quang. Sau khi đã xác định chính xác vị trí viên sỏi sẽ dùng năng lượng laser hoặc sóng âm để phá vỡ thành các mảnh nhỏ hơn và rửa trôi ra ngoài qua nước tiểu. Khi thực hiện, sẽ cần gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân để giảm cảm giác đau và khó chịu

– Tán sỏi qua da: Thay vì đưa ống nội soi vào, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bụng dưới và bàng quang, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ viên sỏi ra ngoài. Phương pháp này cần gây mê toàn thân

Một số ít trường hợp sỏi bàng quang không thể tán và có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc mổ mở để loại bỏ sỏi. Hiện nay, các kỹ thuật tán sỏi bàng quang tương đối hiện đại nhưng khó tránh khỏi nguy cơ biến chứng làm tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng tiết niệu,… tốn kém nhiều chi phí. Chính vì vậy, phẫu thuật chỉ nên là giải pháp cuối cùng trong điều trị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì?

Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng sỏi bàng quang. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

– Ăn nhiều chất xơ từ rau củ tươi, các loại quả mọng như cam, chanh, bưởi, quýt,…

– Tăng cường thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm với lượng khoảng 800 – 1200mg/ngày như hải sản, trứng, sữa,…

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày chia đều thành các lần uống

– Tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường,… Lượng muối tối đa không quá 2,3g/ngày

– Không ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, nội tạng động vật như thịt bò, thịt lợn,…

– Không lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Bệnh sỏi bàng quang nên hạn chế rượu, bia thuốc lá

Ngoài ra, cần tập luyện thể thao đều đặn như chạy bộ, nhảy dây, bơi lội,… tạo điều kiện để sỏi di chuyển và đào thải ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường tiểu.

Hy vọng tổng hợp những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “sỏi bàng quang chữa như thế nào”. Trong đó, việc chủ động phòng ngừa sỏi tái phát ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng để giúp bạn tránh khỏi nhiều phiền toái do chứng bệnh này. Nếu cần giải đáp thêm bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

“Bật mí” cách chữa sỏi bàng quang tại nhà tránh phải mổ tán sỏi

Viên uống thảo dược hỗ trợ trị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/bladder-stones/treatment/scv

Viết bình luận