Sỏi niệu quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho những ai không may mắc phải. Bởi vậy, nắm rõ những triệu chứng sỏi niệu quản điển hình dưới đây chính là chìa khóa giúp bạn sớm nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả.
Mục lục
Sỏi niệu quản được hình thành do các chất khoáng khó tan tích tụ tại niệu quản hoặc do sỏi thận di chuyển xuống, gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, khiến người bệnh gặp nhiều biểu hiện bao gồm:
Đau vùng hông, thắt lưng
Là triệu chứng sỏi niệu quản điển hình nhất, thường xuất hiện đột ngột sau hoạt động gắng sức. Cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới và bộ phận sinh dục ngoài. Tùy vào kích thước, vị trí của viên sỏi mà người bệnh có thể gặp cơn đau âm ỉ hoặc rầm rộ, dữ dội theo từng cơn, kéo dài trong 30 phút đến nhiều giờ.
Đau vùng hông, thắt lưng là triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến nhất
Nếu bạn hoặc người thân thường xuyên gặp tình trạng đau vùng thắt lưng và nghi ngờ do sỏi niệu quản, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn cách nhận biết và điều trị hiệu quả.
Tiểu buốt, tiểu đau
Viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu khiến người bệnh có biểu hiện đau, rát, buốt khi đi tiểu.
Bí tiểu, tiểu rắt, tiểu són
Sỏi nằm trong niệu quản lâu ngày sẽ tăng dần về kích thước và có thể gây tắc nghẽn đường dẫn tiểu, khiến người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần lượng nước tiểu lại rất ít, thậm chí gặp tình trạng bí tiểu hoặc vô niệu.
Tiểu ra máu
Những viên sỏi hình dáng xù xì, có cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát, làm xước, rách niêm mạc đường niệu và gây chảy máu. Do vậy, khi đi tiểu người bệnh có thể thấy nước tiểu chuyển sang màu hồng, đỏ hoặc nâu sậm.
Tiểu có màu đục, mùi hôi
Sỏi di chuyển gây tổn thương niêm mạc niệu quản sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển gây viêm, chúng tiết ra các chất cặn bã khiến nước tiểu có màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu.
Buồn nôn, nôn, sốt cao và ớn lạnh
Những triệu chứng sỏi niệu quản này là dấu hiệu cảnh báo sỏi đã gây viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu và cần sớm được điều trị nếu không muốn gặp các biến chứng nguy hiểm.
Sỏi niệu quản nếu không sớm được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây đe dọa tính mạng người bệnh, chẳng hạn như:
Ứ nước tại thận, giãn đài bể thận
Sỏi niệu quản có thể gây tắc nghẽn đường dẫn tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận, lâu dần có thể gây giãn đài bể thận, suy giảm chức năng thận.
Viêm bể thận
Nước tiểu ứ đọng nhiều tại thận không được can thiệp kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và các độc tố có trong nước tiểu gây viêm mô thận, dẫn đến tình trạng viêm bể thận.
Sỏi niệu quản có thể gây biến chứng viêm bể thận
Thận ứ mủ, viêm thận
Thận ứ nước, viêm bể thận,… lâu ngày có thể gây tích tụ nhiều bạch cầu, xác vi khuẩn, chất cặn bã,… khiến thận bị ứ mủ, nhiễm trùng thận. Khi thận ứ mủ trên 80%, người bệnh sẽ gặp nhiều biểu hiện đau quặn thận, sốt, rét run,… thậm chí có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Viêm đường tiết niệu
Sỏi di chuyển có thể gây xước, rách niêm mạc đường tiết niệu tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm. Người bệnh gặp nhiều biểu hiện sốt, rét run, nôn, tiểu ra mủ, mùi hôi khó chịu,…
Suy thận cấp, mạn tính
Đây là một biến chứng đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân là do thận ứ nước, ứ mủ, viêm bể thận,… lâu dài gây suy giảm chức năng thận, dẫn đến tình trạng suy thận cấp hoặc mạn tính. Người bệnh có thể phải đi ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này gồm: Đau dữ dội vùng thắt lưng, buồn nôn, nôn, lượng nước tiểu giảm hoặc vô niệu, cơ thể mệt mỏi, thay đổi vị giác,…
Tùy vào kích thước, vị trí sỏi niệu quản mà bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp. Với những viên sỏi dưới 10mm, luôn ưu tiên điều trị nội khoa để đào thải sỏi một cách tự nhiên, hạn chế tối đa nguy cơ phải phẫu thuật.
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ trơn niệu quản, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu,… Các nhóm thuốc này giúp người bệnh mau chóng cải thiện triệu chứng, tuy nhiên do không tác động sâu tới căn nguyên nên khó tránh khỏi nguy cơ tái phát sau điều trị. Chưa kể đến, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, táo bón, dị ứng, chóng mặt,…
Hiện nay, sử dụng thảo dược tự nhiên để trị sỏi niệu quản được đánh giá là một giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững. Trong đó, điển hình là các thảo dược như: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi,… Những thảo dược này đã được nghiên cứu, chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi, đồng thời kiềm hóa nước tiểu, nhờ đó tăng khả năng hòa tan và ngăn ngừa sự kết tinh, lắng đọng gây hình thành sỏi mới. Ngoài ra, chúng còn chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm đường tiết niệu hiệu quả. Do vậy, lựa chọn sản phẩm bổ trợ có chứa các thảo dược trên chính là giải pháp tối ưu, toàn diện cho người bệnh sỏi niệu quản.
Sử dụng thảo dược tự nhiên được đánh giá cao trong điều trị sỏi niệu quản
Xem thêm: Viên uống thảo dược 7 thành phần dành cho người bệnh sỏi niệu quản
Cuối cùng, nếu kích thước sỏi quá lớn hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nội khoa, thì phẫu thuật sẽ là phương án hữu ích giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến bao gồm: tán sỏi bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi ngược dòng, lấy sỏi qua da, mổ mở lấy sỏi,… Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, nguy cơ biến chứng xảy ra trong và sau phẫu thuật cũng rất cao, chẳng hạn như tình trạng chảy máu, tổn thương niệu quản, rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi tái phát…. Chính vì vậy, điều trị nội khoa tích cực ngay từ khi phát hiện sỏi niệu quản để tránh phẫu thuật là rất quan trọng.
Để phòng ngừa sỏi niệu quản và hạn chế nguy cơ sỏi tái phát sau điều trị, người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể:
– Uống nhiều nước, tối thiểu 2 – 2.5 lít nước/ngày và thường xuyên quan sát màu sắc nước tiểu cho đến khi có màu vàng nhạt hoặc trong suốt, để chắc chắn là đã uống đủ nước.
– Ăn nhiều chất xơ, nhất là các loại rau, củ, quả chứa nhiều citrat như bưởi, xoài, dứa, chanh,… giúp chống kết tinh tạo sỏi.
– Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi (tôm, cua, cá, hải sản,…) và oxalate (khoai lang, khoai tây, rau bina,…), không ăn quá nhiều mỗi loại để tránh nguy cơ hình thành sỏi.
– Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê,…
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, duy trì cân nặng lí tưởng.
– Không nhịn tiểu hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu.
Hiểu rõ triệu chứng sỏi niệu quản là cách giúp bạn sớm phát hiện bệnh, từ đó lựa chọn được các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho chính mình và người thân.
Ds Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.elcaminohospital.org/services/urology-care/conditions-treatments/bladder-kidney-ureteral-stones
https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Ureter-Stones.aspx
Tin liên quan
Viết bình luận