Sỏi thận là những “vị khách” không mong đợi trong đường tiết niệu bởi lẽ chúng gây nên nhiều khó chịu và đau đớn. Theo thống kế của Hiệp hội tiết niệu, Việt Nam là một nước nằm trong “vùng sỏi” châu Á với tỷ lệ sỏi thận ngày một gia tăng chiếm hơn 10% dân số. Đây thực sự là một con số đáng báo động. Vậy liệu bạn đã hiểu rõ về chứng bệnh này cũng như nguyên nhân gây sỏi thận? Nếu chưa, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết này.
Uống ít nước, nước tiểu bị cô đặc
Đây là nguyên nhân gây sỏi thận hàng đầu. Nước tiểu giúp pha loãng các khoáng chất để ngăn chúng không lắng đọng và kết tinh với nhau tạo sỏi, do đó cần bổ sung đủ chất lỏng mỗi ngày. Thiếu nước, khiến nước tiểu bị cô đặc là điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Thói quen nhịn tiểu, lười vận động
Khi bàng quang được đổ đầy nước tiểu sẽ có phản xạ buồn tiểu tiện. Lúc này nếu không được “xả” đúng lúc sẽ kéo dài thời gian nước tiểu đọng lại ở bàng quang, các khoáng chất dễ lắng đọng và kết tinh với nhau tạo thành sỏi. Ngoài ra, những người ít vận động cũng có nguy cơ cao bị sỏi thận.
Chế độ ăn nhiều đạm động vật
Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, động vật có vỏ như (ngao, sò, hàu) thường chứa một lượng lớn purin là chất có thể làm gia tăng bài tiết và chuyển hóa acid uric, làm tăng nguy cơ. Đây cũng chính là yếu tố làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, làm giảm nồng độ chất chống kết tinh sỏi.
Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ sỏi thận
Thói quen ăn mặn
Muối ăn có thành phần chính là natri. Dư thừa natri sẽ gây giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Đây là nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến.
Các bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu khác
Có sự liên quan mật thiết giữa bệnh sỏi thận và các bệnh lý này. Những người gặp các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, táo bón, tiêu chảy mạn tính, viêm đại tràng, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày… thường có nguy cơ cao mắc sỏi thận hơn những người khác.
Ngoài ra, các bệnh lý mắc kèm như bệnh nhiễm toan ống thận, nhiễm trùng tiết niệu, suy thận… cũng chính là nguyên nhân gây sỏi thận.
Thừa cân, kích thước vòng eo quá cỡ
Đây là nguyên nhân gây sỏi thận không phải ai cũng biết bởi áp lực cao lên thận khiến các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo thành tinh thể cứng trong thận. Chính vì vậy việc kiểm soát cân nặng lí tưởng là cách để phòng ngừa bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Tác dụng phụ của thuốc
Có nhiều bằng chứng cho rằng, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị có thể để lại các cặn lắng trong đường tiết niệu làm tăng nguy cơ tạo sỏi như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc kháng acid, thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh, thuốc kháng động kinh,… Do đó, người bệnh thường được khuyên nên uống thuốc với nhiều nước.
Ngoài ra, còn một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây sỏi thận mà ít người biết đến như trong gia đình có tiền sử bệnh sỏi thận (do chế độ sinh hoạt của các thành viên trong gia đình có xu hướng giống nhau), đặc thù khí hậu nơi sinh sống, nghề nghiệp (dân văn phòng, lao động chân tay ngoài trời,..). Nam giới trong độ tuổi trung niên là nhóm đối tượng có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn so với những người khác.
Sỏi thận là bệnh tiết niệu rất phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, do đó việc phòng ngừa bệnh ngay từ sớm là rất quan trọng. Ngoài ra, ở những người có tiền sử sỏi thận hay “cơ địa sỏi”, sỏi thận thường xuyên tái phát thì áp dụng những hướng dẫn dưới đây là cách hiệu quả để giảm đáng kể nguy cơ sỏi thận.
Lối sống khoa học giúp ngăn ngừa sỏi thận
– Uống nhiều nước: nên uống tối thiểu 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo bài tiết đủ lượng nước tiểu, tránh làm lắng đọng khoáng chất tạo sỏi. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung chất lỏng từ các nguồn khác như nước canh, nước ép trái cây…
– Ăn nhiều rau, củ quả để bổ sung đủ chất xơ: để giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ các bệnh về tiêu hóa như táo bón, đại tràng,… Một số loại trái cây giàu chất chống kết tinh sỏi (citrate) như cam, chanh, bưởi, quýt…
– Hạn chế các thực phẩm giàu oxalat: dư thừa oxalat làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó nên tránh các thực phẩm như củ cải đường, rau bina, khoai lang, khoai tây, sô cô la,… Nếu dung một lượng nhỏ nên kết hợp cùng các thực phẩm có chứa canxi trong cùng một bữa ăn.
– Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm: kiêng hoàn toàn canxi không phải là cách phòng ngừa sỏi thận, ngược lại làm tăng cao nguy cơ. Chính vì vậy, nên bổ sung một lượng vừa đủ từ 800 – 1200mg/ngày từ các loại hải sản, trứng, sữa, phô mai… và tránh bổ sung canxi từ các loại thuốc uống trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
– Giảm lượng protein động vật: không nên ăn quá 150g thịt các loại mỗi ngày.
– Không ăn quá mặn:. Lượng muối tối đa mỗi ngày không nên quá 2,3g. Nên hạn chế các đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn có chứa nhiều hơn 20% natri.
– Thường xuyên tập thể dục: đây là cách giúp tăng cường sức khỏe và tránh lắng đọng khoáng chất trong đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi thận.
Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả
Giải pháp thảo dược giúp phòng ngừa sỏi thận
Với những người có nhiều cặn lắng trên đường tiết niệu hoặc đã phẫu thuật mổ/tán sỏi, sỏi thận hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại và gây nhiều phiền toái. Bên cạnh duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, việc sử dụng một số giải pháp thảo dược để giúp ngăn ngừa sỏi thận được đánh giá cao. Dựa trên nhiều kinh nghiệm dân gian và kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy vai trò nổi trội của một số loại thảo dược trong việc lợi tiểu, đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu để ngăn không cho chúng kết tinh tạo sỏi. Tiêu biểu phải kể đến các vị thuốc như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử,… Bằng chứng khoa học tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto, Nhật Bản, bệnh viện Quảng Đông, Trung Quốc, Trường Khoa học dược phẩm Malaysia,… cho thấy các thảo dược này ngoài tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp đào thải cặn lắng, sỏi đồng thời còn có tác dụng kiềm hóa nước tiểu để chống kết tinh sỏi.
Hiện nay, thay vì chỉ sử dụng riêng lẻ từng thảo dược như trước đây, thường ưu tiên kết hợp đồng thời nhiều thảo dược để tác động toàn diện và mạnh mẽ hơn, đáng nói là bài thuốc 7 vị Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Sử dụng sớm các sản phẩm thảo dược được kiểm định chất lượng có chứa 7 thành phần trên chính là giải pháp để nhanh chóng đào thải cặn lắng, vụn sỏi ra khỏi đường tiết niệu giúp duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh hơn.
Nắm vững các nguyên nhân gây sỏi thận và nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh là giải pháp thiết thực để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình mỗi ngày. Để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc về bệnh sỏi thận, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh sỏi thận: Tổng hợp thông tin cần hiểu rõ!
Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi thận hiệu quả
Ds. Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/kidney-stones/kidney-stone-causes
https://www.medicalnewstoday.com/articles/154193.php
Tin liên quan
Viết bình luận