Bệnh tiết niệu

Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản – Ai cũng cần hiểu rõ

Ngày đăng: 15 Tháng Hai, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Phẫu thuật là kỹ thuật giúp loại bỏ sỏi nhanh nhưng không tránh khỏi một số biến chứng sau mổ sỏi niệu quản. Vậy bạn đã hiểu rõ về những rủi ro này và có biện pháp phòng ngừa hay chưa? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ngay dưới đây.

 “Cảnh báo” những biến chứng sau mổ sỏi niệu quản

Hiện nay, các phẫu thuật mổ, tán sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu được trang bị máy móc, kỹ thuật hiện đại giúp “trục xuất” sỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, những can thiệp ngoại khoa này vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro với sức khỏe, bao gồm:

– Đau kéo dài sau mổ, suy giảm sức khỏe: Thông thường triệu chứng đau chỉ xuất hiện một vài ngày đầu sau phẫu thuật nhưng có những người bệnh bị đau và khó chịu dai dẳng ở vùng lưng bụng, nơi tiếp xúc trực tiếp với bầu nước của dụng cụ tán sỏi qua da và vị trí vết mổ.

– Rối loạn tiểu tiện, rò nước tiểu: việc đặt stent niệu quản và ống thông tiểu sau mổ/tán sỏi cũng là một trong những nguyên nhân làm rối loạn chức năng tiểu tiện do sự cọ xát của thành ống vào niêm mạc niệu quản. Ngoài ra, có những trường hợp các ống này lưu lại quá lâu trong niệu quản khiến các khoáng chất trong nước tiểu bám dính vào thành ống tương tự như sự kết tinh sỏi

– Chảy máu tiết niệu: Khi can thiệp các ống nội soi từ niệu đạo, bàng quang lên đến niệu quản có thể gây trầy xước, tổn thương niệu quản hay những cử động quá mạnh sau phẫu thuật sẽ gây chảy máu, làm nước tiểu có màu đỏ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất máu và nhiều hệ lụy xấu khác.

– Tổn thương niệu quản và các cơ quan lân cận: những tổn thương sau mổ sỏi niệu quản có thể làm xuất hiện các vết sẹo và tái phát sỏi sau này, ngoài ra, các dụng cụ tán sỏi có thể làm tổn thương niệu đạo, bàng quang và các cơ quan khác như gan, thận, lách,…

– Viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết sau mổ: quá trình can thiệp phẫu thuật có thể cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây nhiễm trùng đường tiểu với các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… và nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn phóng thích ồ ạt vào đường máu.

Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng sau mổ sỏi niệu quản rất nguy hiểm

“Bỏ túi” những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi niệu quản

Để giúp hồi phục sức khỏe nhanh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau mổ sỏi niệu quản, việc chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi khoa học: sau mổ sỏi niệu quản, bạn nên nghỉ ngơi tại giường khoảng 1 – 2 ngày, hạn chế tối đa việc mang vác vật nặng hoặc hoạt động cường độ cao để không làm ảnh hưởng đến vết mổ

Theo dõi lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu: nếu bị đi tiểu ra máu, nước tiểu có mủ hoặc mùi hôi bất thường cần đến tái khám tại cơ sở y tế để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các biến chứng

– Sau phẫu thuật nên sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, bún, phở,…. Hạn chế các đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

– Uống đủ nước: bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là cách hữu hiệu giúp rửa trôi các cặn sỏi còn sót lại trong đường tiết niệu, giảm nguy cơ tái phát sỏi

– Bổ sung đủ chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây tươi để tránh tình trạng táo bón sau mổ

Uống nhiều nước, tăng cường chất xơ giúp phòng ngừa biến chứng sau mổ sỏi niệu quản

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường,…

– Tuân thủ dùng đúng liều thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật

– Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng đào thải các vụn sỏi, cặn lắng và giảm đau, kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu hậu phẫu. Tiêu biểu là sự kết hợp của 7 vị thảo dược Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi mang lại nhiều lợi ích tích cực với những người đã phẫu thuật sỏi niệu quản. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp đồng thời 7 vị thuốc này dưới dạng viên uống thảo dược để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

– Đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để kiểm tra chức năng thận – tiết niệu

Bằng một chế độ sinh hoạt và chăm sóc khoa học, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu những biến chứng sau mổ sỏi niệu quản và sỏi đường tiết niệu. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn trang bị những thông tin thật hữu ích để bảo vệ sức khỏe tiết niệu của bản thân và gia đình.

Nếu cần giải đáp thêm thông tin, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Xem thêm:

Điều trị sỏi niệu quản làm sao để hiệu quả nhất, tránh phẫu thuật?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye dành cho người bị sỏi đường tiết niệu

 

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn  tham khảo:

https://www.webmd.com/kidney-stones/surgery-for-kidney-stone#1https://www.nhs.uk/conditions/kidney-stones/treatment/

 

Viết bình luận