Bệnh tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Ngày đăng: 18 Tháng Hai, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Mặc dù tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở nam giới thấp hơn so với phụ nữ nhưng bất kì ai mắc phải căn bệnh này cũng sẽ gặp không ít phiền toái. Vậy viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh, phòng ngừa tái phát nhiều lần? Hãy cùng tìm hiểu ngay những loại thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu trong bài viết này.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được coi là chỉ định đầu tay trong điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới bởi nguyên nhân gây bệnh 90% là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Dựa vào tình trạng viêm của mỗi người và kết quả xét nghiệm nước tiểu mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh khác nhau.

Người bị viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn thông thường sẽ phải dùng thuốc kháng sinh từ 5 – 7 ngày. Với trường hợp bị viêm đường tiết niệu mạn tính, có thể phải dùng kháng sinh liều thấp liên tục trong vài tháng. Một số kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu là Cephalexin, Ceftriaxone, Doxycycline, Trimethoprim/sulfamethoxazole…

Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng kèm theo triệu chứng đau nhiều, tiểu ra máu, tiểu ra mủ… thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài từ 14 – 20 ngày. Nếu không đáp ứng với kháng sinh đường uống, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm truyền.

Người bệnh cần lưu ý sử dụng kháng sinh đủ liệu trình, không được tự ý ngừng thuốc ngay cả khi thấy các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm vì rất dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc về sau.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì – Thuốc kháng sinh

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì – Thuốc kháng sinh

Thuốc chống nấm, kháng virus

Mặt dù ít gặp hơn nhưng nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể do vi nấm, vi rút gây ra. Để loại trừ tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc chống nấm, diệt vi rút như ketoconazol, acyclovir…

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh

Đây là tên gọi chung của một nhóm thuốc sát khuẩn đường tiết niệu có màu xanh đặc trưng, chứa thành phần chính là xanh methylen hoặc methylthioninium. Một số tên biệt dược phổ biến trên thị trường là Mictasol Bleu, Micfasoblue, Midasol, Domitazol, TanaMisolBlue…

Nhóm thuốc này thường được dùng kết hợp cùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới trong giai đoạn đầu, chưa có biến chứng.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Nếu người bệnh bị đau nhiều thì bên cạnh các thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kết hợp thêm một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol, diclophenac, ibuprofen, alphatrymostrypsin… để giảm bớt triệu chứng khó chịu.

Thuốc chống co thắt cơ trơn tiết niệu

Trong trường hợp nam giới bị viêm đường tiết niệu kèm theo tình trạng co thắt cơ trơn niệu quản, việc sử dụng các thuốc giãn cơ như Spasmaverine (alverin), Buscopan (hyoscine)… là điều cần thiết để kiểm soát triệu chứng đau do co thắt.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì theo Đông y?

Trong Đông y có rất nhiều vị thảo dược chứa các chất kháng sinh tự nhiên, chống viêm, lợi tiểu, giãn cơ trơn nên hỗ trợ rất tốt để điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới. Vậy viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì theo Đông y? Đáp án chính là 7 vị thảo dược dưới đây:

Nhọ nồi (Cỏ mực)

Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Nhọ nồi có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm nên từ xa xưa dân gian đã sử dụng loại cây này giã nát, lấy nước uống để điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu.

Râu ngô

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, nhờ đó giúp tăng cường đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Bên cạnh đó, chiết xuất Râu ngô còn có hoạt tính chống viêm, cầm máu, giúp làm giảm triệu chứng tiểu đau, tiểu ra máu cho nam giới bị viêm đường tiết niệu.

Kim tiền thảo

Cũng như Râu ngô, Kim tiền thảo cũng là một vị thảo dược có tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ. Ngoài ra Kim tiền thảo còn có tác dụng chống viêm rất tốt nên được dùng để cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu ở nam giới.

Râu mèo

Từ bao đời nay, cây Râu mèo đã được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, lợi tiểu. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thành phần flavonoid của Râu mèo có khả năng chống lại nhiều chủng vi khuẩn như: E. Coli, Streptococcus, Vibrio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus… gây viêm đường tiết niệu ở nam giới.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì theo Đông y – Cây Râu mèo

Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì theo Đông y – Cây Râu mèo

Hoàng bá

Vỏ thân, cành của cây Hoàng bá được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhờ chứa hoạt chất “kháng sinh thực vật” như berberin và palmatin. Bên cạnh đó, Hoàng bá còn có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ trơn niệu quản giúp giảm triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt do viêm tiết niệu.

Mã đề

Hạt chín của cây mã đề có tên gọi là Xa tiền từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt… Dịch chiết từ Xa tiền tử có tác dụng chống lại nhiều chủng vi khuẩn gây viêm tiết niệu như E. Coli, Bacillus cereus, tụ cầu vàng… và ức chế các chất trung gian gây viêm.

Bán biên liên

Bán biên liên là thảo dược có tác dụng chống viêm mạnh mẽ nhờ khả năng ức chế sự hình thành của các yếu tố gây viêm. Hoạt chất lobeline trong Bán biên liên còn có tác dụng giãn cơ trơn niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông của nước tiểu và giảm đau do co thắt.

Hiện nay các thảo dược này đã được chiết xuất và kết hợp trong những viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Người bệnh có thể sử dụng song song cùng thuốc tây để kiểm soát nhanh triệu chứng và phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát.

Bài viết này chắc hẳn đã giải đáp giúp bạn băn khoăn viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì? Dù là tây y hay đông y, người bệnh cũng cần dùng thuốc đúng hướng dẫn, kết hợp với duy trì lối sống khoa học để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh dai dẳng này.

Xem thêm:

Chữa viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh tây y hay kháng sinh tự nhiên?

Viên uống thảo dược hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu

Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận