Bệnh động kinh

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Ngày đăng: 1 Tháng Mười Một, 2021
5/5 - (2 bình chọn)

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em thường đa dạng, phong phú và rất khó để nhận biết chính xác. Bởi vậy cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có những nhìn nhận đúng đắn về sức khỏe của con và lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhận biết triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em theo từng dạng

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng cục bộ

Động kinh cục bộ chiếm khoảng 60%, thường khởi phát từ một khu vực não bộ nhất định, sau đó có thể lan tiếp sang khu vực khác. Trước khi xuất hiện cơn co giật, trẻ thường ngửi thấy mùi khó chịu, cảm  giác có vị lạ trong miệng, nghe thấy âm thanh hay giọng nói của một ai đó, tê ngứa ở chân tay, lo lắng, sợ hãi hoặc hưng phấn quá mức….

Động kinh cục bộ đơn giản

Cơn co giật bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng đến cả chân, cánh tay. Kèm theo đó là biểu hiện đổ mồ hôi, buồn nôn và một số động tác không tự chủ như chép miệng,… . Sau cơn co giật, trẻ mất phương hướng trong vài phút nhưng vẫn nhớ những gì đã xảy ra.

Động kinh cục bộ phức tạp

Thường khởi phát từ thùy thái dương – nơi điều khiển cảm xúc và chức năng ghi nhớ. Trẻ mất ý thức tạm thời và không nhớ những gì đã xảy ra. Cơn động kinh kéo dài 1 – 2 phút và có thể nhanh chóng chuyển sang động kinh cơn lớn. Sau cơn trẻ thường mệt mỏi hoặc rất buồn ngủ.

Triệu chứng cơn động kinh ở trẻ em có thể xuất hiện cục bộ ở một vị trí

Triệu chứng cơn động kinh ở trẻ em có thể xuất hiện cục bộ ở một vị trí

Triệu chứng động kinh ở trẻ em dạng cơn toàn thể

Động kinh toàn thể là tên gọi chung của các dạng động kinh xảy ra do sự rối loạn hoạt động điện ở cả hai bán cầu não. Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng này rất đa dạng, đặc trưng bởi những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân, kèm theo tình trạng mất ý thức tạm thời. 

Cơn co cứng – co giật toàn thân (tonic – clonic)

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng co cứng – co giật toàn thân được chia thành 4 giai đoạn riêng biệt. Đầu tiên trẻ mất ý thức, toàn bộ các cơ cứng lại, chân tay duỗi thẳng nhưng ngón tay gấp, hàm nghiến chặt, mắt trợn ngược. Tiếp theo trẻ bắt đầu co giật mạnh liên tục theo từng nhịp trong vài phút, thân mình ưỡn ra sau hoặc gập về phía trước. Sau đó cơn co giật chậm dần và dừng lại, các cơ bắt đầu giãn ra, trẻ rơi vào trạng thái hôn mê. Khi cơn kết thúc trẻ bắt đầu hồi phục ý thức, nhưng cảm thấy rất đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ và không nhớ những gì đã xảy ra.

Rung giật cơ (myoclonic)

Trẻ bị co giật cơ bắp đột ngột, không tự chủ và nhanh chóng ở một phần cơ thể hoặc toàn thân giống như bị điện giật. Cơn rung giật cơ thường xuất hiện ngay sau khi trẻ thức giấc vào buổi sáng, có thể xảy ra nhiều lần trong ngày và nhiều ngày liên tiếp.

Động kinh nhược cơ

Các cơ bị mất trương lực đột ngột trong thời gian ngắn (< 15 giây), thường gặp nhất là các nhóm cơ mặt, cổ, cánh tay và cẳng tay, chân khiến trẻ gục đầu về phía trước, buông bỏ, đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay và ngã khụy xuống trong khi vẫn còn ý thức.

Cơn vắng ý thức

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng này là đột nhiên mất ý thức về mọi việc đang diễn ra xung quanh khoảng 10 – 15 giây/lần và có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày. Lúc này mắt trẻ thường nhìn về một hướng vô định như đang suy tư. Miệng hoặc mặt có thể bị co giật, cử động nhẹ cơ thể hoặc chân tay, mắt chớp nhanh hay giật mí liên tục. Khi hết cơn, trẻ có thể không nhớ lại những gì vừa xảy ra. Cơn vắng ý thức thường xuất hiện ở trẻ từ 4 – 12 tuổi.

Cơn vắng ý thức xảy ra trong thời gian ngắn nhưng xuất hiện nhiều lần trong ngày

Cơn vắng ý thức xảy ra trong thời gian ngắn nhưng xuất hiện nhiều lần trong ngày

Triệu chứng động kinh thể west ở trẻ

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em thể west thường đặc trưng bởi tình trạng các cơ bắp đột ngột co thắt lại khiến đầu cúi gập về phía trước, hai tay vung lên cao, đầu gối co lại. Sau vài giây, các cơ giãn ra và trở lại tư thế bình thường. Động kinh thể west khởi phát từ tháng thứ 12 và dừng lại trước 4 tuổi, sau thời gian này bệnh có thể tiến triển thành các dạng động kinh khác.

3 cách ngăn chặn triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em hiệu quả

Thuốc kháng động kinh

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh ở trẻ em, tuy nhiên thuốc tây vẫn là lựa chọn ưu tiên số một. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp. Nhìn chung nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có đến 70% số trẻ có thể kiểm soát tốt bệnh.

Tuy nhiên, thuốc tây cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ, nhất là khi phải sử dụng lâu dài, do đó cha mẹ nên tuân thủ cho con dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi phản ứng của con để có hướng điều chỉnh thuốc phù hợp.

Thảo dược tự nhiên

An toàn và hiệu quả là hai yếu tố quan trọng nhất khi điều trị động kinh ở trẻ. Bởi vậy các chuyên gia khuyên phụ huynh nên dùng thảo dược tự nhiên để hỗ trợ trị bệnh được tốt hơn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây khi sử dụng lâu dài.

Trong đó Câu đằng, An tức hương là những thảo dược quý được ứng dụng rất phổ biến trong điều trị động kinh. Nhiều năm trở lại đây các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, một số hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược này có khả năng trấn tĩnh hệ thần kinh, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh, giảm đau đầu, mệt mỏi.

Thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp giảm cơn co giật, động kinh hiệu quả

Thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp giảm cơn co giật, động kinh hiệu quả

Xem thêm:

Sản phẩm chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp giảm cơn động kinh hiệu quả

Trẻ bị động kinh nên ăn gì và kiêng gì để tránh tăng cơn?

Chế độ ăn Ketogenic

Ketogenic là chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo rất cao nhưng lượng carbohydrate lại giảm thấp đến mức tối thiểu, khoảng 5% tổng lượng thức ăn hằng ngày. Với chế độ ăn này, cơ thể thay vì chuyển hóa glucose sẽ đốt cháy chất béo để đáp ứng nhu cầu năng lượng ổn định cho não bộ, nhờ đó giúp ngăn chặn triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em hiệu quả.

Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng Ketogenic có thể gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ như sỏi thận, tăng cholesterol trong máu, mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm hoặc tăng cân… nên cần được kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em, từ đó lựa chọn giải pháp điều trị tốt nhất giúp con yêu nhanh chóng kiểm soát cơn co giật hiệu quả, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsy.com/living-epilepsy/parents-and-caregivers/about-kids/signs-symptoms

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/epilepsy/seizures-and-epilepsy-in-children

Viết bình luận