Bệnh tăng động

Time – out: Phương pháp dạy trẻ tăng động không cần “đòn roi”!

Ngày đăng: 24 Tháng Tám, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Time – out là một trong những hình thức kỷ luật phổ biến đã được nhiều phụ huynh áp dụng, giúp trẻ bớt nghịch ngợm, quậy phá, ăn vạ, nóng nảy và cáu gắt vô cớ. Đây được xem là phương pháp đặc biệt hiệu quả với trẻ tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ liệu pháp nào thì time – out muốn đạt hiệu quả tối ưu cần được thực hiện đúng cách. Vậy hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này ngay tại bài viết sau.

Phương pháp time – out là gì?

Time – out được xem là phương pháp kỷ luật “không đòn roi”, giúp trẻ có thể bình tĩnh để suy nghĩ về những việc đã làm, từ đó nhận ra lỗi sai và tự khắc phục hậu quả. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc ở trẻ tăng động, giúp trẻ bớt nghịch ngợm, quậy phá, ăn vạ và cáu gắt vô cớ. 

Những trường hợp không nên áp dụng time – out

Mặc dù là một phương pháp hiệu quả nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng time – out, cha mẹ cần hiểu rõ về phương pháp này để cân nhắc lựa chọn một cách hợp lý cho con:

– Time – out không phù hợp với trẻ có tính khí mạnh vì có thể gây phản tác dụng khiến trẻ càng trở nên hung hăng, bốc đồng và nảy sinh hành vi chống đối ngầm.

– Một số trẻ cực kỳ ghét phương pháp time – out, thay vì bình tĩnh như cha mẹ mong muốn, trẻ chỉ tỏ vẻ im lặng vì sợ cảm giác bị bỏ rơi, bị cách ly khỏi cha mẹ. Sau đó trẻ sẽ tìm mọi cách để ra khỏi vị trí time – out và đến chỗ cha mẹ.

Time – out không phù hợp với những trẻ tăng động tính khí quá mạnh

5 nguyên tắc khi thực hiện phương pháp time out cho trẻ tăng động

Để việc thực hiện phương pháp time – out đạt hiệu quả tối ưu, cha mẹ cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

Độ tuổi áp dụng time – out: 2.5 – 3 tuổi là thời điểm thích hợp để thực hiện time – out vì nếu trẻ nhỏ tuổi hơn khi áp dụng sẽ ít hiệu quả.

– Khu vực time – out: Cần đảm bảo là nơi mà trẻ cảm thấy chán nhất, không có các yếu tố gây phân tâm như đồ chơi, tivi, giường, ghế,… để trẻ bắt buộc phải dành thời gian suy nghĩ về hành vi sai trái của mình.

– Thời gian time – out: Tính theo số phút bằng với số tuổi của trẻ. Nếu trẻ không chịu ngồi yên suy nghĩ, bạn có thể tăng thời gian time – out nhưng không quá 15 phút.

– Sử dụng đồng hồ bấm giờ: Cài đặt thời gian để giúp trẻ biết rằng thời gian đang giảm dần, tránh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, căng thẳng.

– Giới hạn số lần time – out: Nếu trẻ vẫn tái phạm những hành vi cũ, bạn có thể yêu cầu trẻ tiếp tục thực hiện time – out nhưng không được quá 20 lần/ngày.

Cách thực hiện phương pháp time – out cho trẻ tăng động

Mỗi khi trẻ tăng động không kiểm soát được hành vi, hay ăn vạ, quậy phá, bạn có thể áp dụng hình phạt time – out theo các bước sau:

Bước 1: Cha mẹ cần giữ bình tĩnh, sau đó yêu cầu trẻ bước vào khu vực time – out với một lý do ngắn gọn bằng giọng nói nghiêm nghị và tuyệt đối không chấp nhận lời xin lỗi của trẻ khi đã đưa ra lệnh “time – out”. Bạn có thể nói với trẻ rằng: “Vì con đánh em nên phải ngồi đây và suy nghĩ về những gì đã làm”.

Bước 2: Bạn cần giám sát khi trẻ ở trong khu vực time – out. Lúc này bạn không được cho trẻ đồ chơi, không tranh luận với trẻ và bỏ qua mọi hành động như gào thét, khóc lóc, ăn vạ,… của trẻ.

Bước 3: Kết thúc time out là thời gian bạn và trẻ trò chuyện cùng nhau. Bạn cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao hành động của trẻ là sai, đưa ra hậu của cụ thể cho hành vi không tốt của trẻ, đồng thời gợi ý trẻ cách để giải vấn đề tốt nhất.

Sau khi kết thúc time – out cha mẹ cần trò chuyện với trẻ tăng động

Giải quyết một số tình huống “khó xử” trong thời gian time – out

Trong quá trình thực hiện time – out, trẻ sẽ có những hành vi chống đối lại yêu cầu của cha mẹ, lúc này bạn cần giữ bình tĩnh để có thể xử trí một cách hợp lý. Tham khảo một số tình huống sau:

– Trẻ tự ý rời khỏi khu vực time – out: Bạn lập tức yêu cầu hoặc bế trẻ vào lại vùng time  out, đồng thời cho trẻ biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ tiếp tục phá luật.

– Trẻ đòi đi vệ sinh: Bạn không cần chú ý đến những gì trẻ nói, bởi thực tế thời gian time  out rất ngắn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của trẻ. Và nếu bạn cứ đáp ứng yêu cầu này của trẻ, trẻ sẽ tiếp tục dùng lý do đó để rời khỏi khu vực time – out. Còn trong trường hợp trẻ thực sự cần đi vệ sinh, bạn có thể hỗ trợ trẻ nhưng không được nói gì. Sau khi kết thúc, bạn đưa trẻ vào vùng time – out và tiếp tục tính thời gian.

– Trẻ la hét, khóc lóc: Bạn nên mặc kệ mọi hành vi khóc lóc, la hét của trẻ, bởi đây là phản ứng tâm lý bình thường và trẻ sẽ sớm ngừng hành động này nếu bạn không chú ý đến việc trẻ làm.

– Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc giả vờ lên giường nằm ngủ: Một trong những nguyên tắc quan trọng khi bạn thực hiện time – out đó là không cho trẻ bất cứ món đồ chơi nào, đồng thời chọn khu vực time – out cách xa ti vi, giường, ghế,…

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả

Hướng dẫn cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú 

Với những thông tin trong bài viết, hi vọng các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về phương pháp time – out cũng như có thể áp dụng giúp con yêu mau chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc, ngoan ngoãn và biết nghe lời hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

DS: Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/do-time-outs-really-work-adhd-children/FVS

https://childmind.org/article/how-to-make-time-outs-work/VDS

Viết bình luận