Bệnh tăng động

Thuốc trị tăng động giảm chú ý gây tăng nguy cơ tự tử!

Ngày đăng: 14 Tháng Mười Hai, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Chắc hẳn, không một cha mẹ nào có thể hình dùng được rằng con cái mình – những cô bé, cậu bé ngây thơ, trong sáng đang tuổi ăn, tuổi lớn lại có suy nghĩ hay hành vi tự tử. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, trẻ em từ 6 tuổi trở lên đã bắt đầu có ý thức về cái chết, hay thậm chí là qua đời vì tự sát. Tỉ lệ này tăng gấp nhiều lần ở trẻ đang sử dụng thuốc trị tăng động giảm chú ý, và đặc biệt là trẻ vị thành niên.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ tăng động giảm chú ý có ý định tự tử

Những suy nghĩ tiêu cực chắc hẳn là chuyện thường tình của người lớn. Nhưng khi chúng xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt dưới những ý nghĩ liên quan đến tự tử, lại là tình huống mà các bậc phụ huynh không bao giờ mong đợi. Bởi vậy, cha mẹ cần lưu tâm để sớm nhận ra những hành vi, ý nghĩ tự sát ở trẻ thông qua một số biểu hiện sau:

– Ít tâm sự với cha mẹ, người thân về cuộc sống của mình, dần tự cô lập bản thân với xã hội, cộng đồng.

– Tính khí thất thường, dễ tức giận, nóng nảy, cáu gắt với người thân, bạn bè.

– Hay lo lắng quá mức, chán nản, buồn phiền, tuyệt vọng mà không rõ lý do.

– Thường xuyên nói về cái chết hoặc ý định tự tử.

– Thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm hoặc tự làm tổn thương chính mình.

– Sử dụng các công cụ để tự sát, chẳng hạn như thuốc ngủ, dao, kéo,…

– Thực hiện nhiều hành động như thể đang tạm biệt mọi người.

Cha mẹ cần quan sát từng biểu hiện, cảm xúc để sớm nhận biết ý nghĩ tự sát ở trẻ

Mối liên quan giữa thuốc trị tăng động và ý nghĩ tự sát ở trẻ

Mặc dù không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu nhưng thuốc trị tăng động giảm chú ý cũng được xem là giải pháp hữu ích với những trẻ tăng động trên 6 tuổi, mức độ nặng và khó kiểm soát hành vi, cảm xúc. Hiện nay có 3 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị tăng động ở trẻ, bao gồm thuốc kích thích (Stimulants), thuốc không kích thích (Non-stimulants), thuốc chống trầm cảm (Antidepressants).

Tuy nhiên, thuốc trị tăng động được ví như “con dao hai lưỡi”, bên cạnh những lợi ích tích cực, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn cảm xúc, tổn thương gan, co giật, thậm chí là chậm phát triển,…

Không chỉ vậy, một số thuốc còn có thể gây tăng suy nghĩ, hành vi tự tử ở trẻ. Điển hình là Atomoxetine thuộc nhóm không kích thích được FDA cảnh báo cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là trong vài tuần bắt đầu sử dụng thuốc. Ngoài ra các thuốc chống trầm cảm như Bupropion, Desipramine, Imipramine, Nortriptyline,… cũng gây tăng nguy cơ tự tử, nhất là trẻ trong độ tuổi vị thành niên hoặc có kèm theo biểu hiện rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm kéo dài, đặc biệt là trong 1 – 2 tháng đầu.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con có hành vi tự tử?

Tự sát là điều không cha mẹ nào mong muốn ở con mình. Thế nhưng, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng khó khăn mà con bạn đang gặp phải và hơn bao giờ hết, điều con cần ngay lúc này là sự chủ động quan tâm, lắng nghe, đồng cảm từ cha mẹ. Điều này góp phần giúp trẻ cảm thấy suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của bản thân được tôn trọng. Ngoài ra, để giúp con ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực hay hành vi tự tử, cha mẹ nên:

– Trao đổi với bác sĩ điều trị để được hiệu chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp, ít gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con hơn.

– Thường xuyên đặt câu hỏi như: “Con có tâm sự gì muốn kể với cha/mẹ không?”, “Ở lớp con gặp chuyện gì à?”, “cha mẹ có thể làm gì để giúp con được không?”… để có thể hiểu con hơn thay vì chỉ trích hay la mắng.

– Giúp con thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi,…hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần tốt hơn.

– Khuyến khích con tập thể dục, thể thao thường xuyên với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… hoặc làm những điều mình yêu thích.

– Chia sẻ với bạn bè, giáo viên để con nhận được sử đồng cảm, quan tâm từ mọi người.

– Thường xuyên kiểm tra những việc làm, hành động của con cho đến khi cảm thấy chắc chắn rằng trẻ đang ở trong trạng thái an toàn.

Cha mẹ nên trò chuyện, tâm sự, quan tâm tới con nhiều hơn

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo cho con kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để tăng hiệu quả kiểm soát hành vi và rút ngắn thời gian điều trị. Bởi những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần mà còn có khả năng hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt nghịch ngợm, hiếu động và tập trung chú ý tốt hơn. Điều này giúp hạn chế việc trẻ phải tăng liều hoặc sử dụng thuốc tây lâu dài, nhờ đó góp phần hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược hàng đầu cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay

4 lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng động để hạn chế tối đa tác dụng phụ

Để việc sử dụng thuốc trị tăng động đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ, cha mẹ cần lưu ý:

– Tuân thủ cho con sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều, hoặc ngưng, bỏ thuốc đột ngột, nhất là trong giai đoạn dò liều ban đầu.

– Không nên bỏ quên bất kỳ liều thuốc nào. Nếu lỡ quên thì cần uống ngay khi nhớ ra, nhưng có thể bỏ qua nếu đã gần tới thời điểm uống liều tiếp theo. 

– Nếu thấy con có các biểu hiện bất thường nghi ngờ tác dụng phụ, cha mẹ cần trao đổi ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

– Không nên nóng vội, cần kiên nhẫn nhất là khi dùng thuốc chống trầm cảm, bởi một số thuốc thuộc nhóm này có tác dụng khá chậm, có khi mất cả 2 – 4 tuần mới có hiệu quả.

– Kết hợp song song cùng liệu pháp giáo dục hành vi và thực hiện chế độ ăn uống khoa học để giúp con mau chóng kiểm soát bệnh.

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về những tác dụng phụ của thuốc trị tăng động, từ đó có những giải pháp hiệu quả, giúp con mau chóng cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc và sớm thoát khỏi chứng bệnh này.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/add-adhd/adhd-medication-chart#2

https://jamanetwork.com/journals/jamapsychiatry/fullarticle/1879552

https://link.springer.com/article/10.1007/s12402-014-0139-9

 

Viết bình luận