Bệnh động kinh

Thuốc chống co giật Gardenal: Những thông tin bạn nên biết!

Ngày đăng: 28 Tháng Một, 2019
5/5 - (4 bình chọn)

Mặc dù có khá nhiều phương pháp điều trị co giật, động kinh như phẫu thuật não, kích thích dây thần kinh phế vị, chế độ ăn Ketogenic… nhưng thuốc tây vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Trong đó, thuốc chống co giật Gardenal (Phenolbarbital) là một trong những loại thuốc phổ biến được sử dụng hiện nay. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin về loại thuốc này.

Cơ chế tác dụng của thuốc chống co giật Gardenal (Phenolbarbital)

Thuốc chống co giật Gardenal có thành phần chính là Phenolbarbital, thuộc nhóm an thần Barbital. Thuốc có tác dụng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế chọn lọc lên synap của GABA (gama aminobutyric acid), làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp kiểm soát cơn co giật, thường được sử dụng trong động kinh toàn thể, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ hiệu quả.  

Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 2 tuần) để giúp trẻ phòng ngừa cơn sốt cao co giật hoặc giúp người bệnh bình tĩnh, dễ ngủ hơn khi bị căng thẳng, stress quá mức.

Thuốc chống co giật Gardenal được sử dụng trong điều trị động kinh toàn thể

Đối tượng nào không được sử dụng thuốc chống co giật Gardenal?

Thuốc chống co giật Gardenal không được khuyến cáo sử dụng cho một số đối tượng sau:

– Người bệnh quá mẫn với phenolbarbital.

– Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

– Người bệnh suy hô hấp nặng, khó thở hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

– Người bệnh rối loạn chuyển hóa poriphyrin.

– Bệnh nhân suy gan nặng.

Một số tác dụng phụ của thuốc chống co giật Gardenal

Nếu gặp bất cứ biểu hiện nào dưới đây, bạn nên sớm thông báo với bác sĩ điều trị để có cách xử trí thích hợp:

– Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, hưng phấn quá mức.

– Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn,… thường xảy ra khi điều chỉnh liều thuốc.

– Xuất hiện triệu chứng phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm: Phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt mặt, lưỡi, cổ họng), khó thở, phồng rộp hoặc bong tróc da.

– Co giật, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, có suy nghĩ tự tử.

– Nhịp thở không đều, lúc nhanh lúc chậm, ngất thường xuyên, nhịp tim chậm, yếu đuối, da nhợt nhạt.

– Gây nghiện hoặc gây triệu chứng cai thuốc (ảo giác, khó ngủ, lo lắng…) nếu ngưng thuốc đột ngột.

– Không sử dụng thuốc Gardenal cùng rượu bởi có thể gây tăng tác dụng an thần, có thể gây hậu quả nguy hiểm.

Thuốc chống co giật Gardenal có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật

Tương tác của thuốc chống co giật Gardenal

– Thuốc chống co giật Gardenal có thể mất tác dụng của thuốc tránh thai đường uống, do làm tăng chuyển hóa tại gan.

– Khi dùng cùng thuốc Gardenal, một số thuốc sau có thể bị giảm tác dụng: Kháng sinh Doxycyclin, corticoid đường uống/tiêm, thuốc ức chế miễn dịch Ciclosporin,…

– Sử dụng Gardenal với thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm tăng tần xuất cơn co giật.

– Kết hợp cả hai thuốc Gardenal và Depakine có thể làm tăng tác dụng an thần, ngủ li bì.

Cách sử dụng thuốc chống co giật Gardenal để đạt hiệu quả tối đa

Liều lượng

Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh, độ tuổi, nhưng tổng liều dùng hàng ngày không được vượt quá 600mg, bởi quá mức liều này có thể gây tử vong.

Liều dùng

Người lớn (>16 tuổi)

Trẻ nhỏ

Đường uống

60 – 250mg/ngày

1 – 6 mg/kg/ngày

Đường tiêm (tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch)

10 – 20 mg/kg lặp lại (nếu cần) cho tới tổng liều 600 m/ngày

– Liều ban đầu: 10 – 20 mg/kg

– Liều duy trì: 1 – 6 mg/kg/ngày

Người suy nhược và cao tuổi có thể bị kích thích, lú lẫn hoặc trầm cảm với liều

thông thường, do đó sẽ cần phải GIẢM LIỀU.

Cách dùng

– Thuốc thường được sử dụng một lần/ngày trước khi đi ngủ để kiểm soát cơn co giật, động kinh.

– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc bởi điều này có thể làm tăng cơn, tái phát cơn nhiều hơn.

– Khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều dần trong 1 tuần, đồng thời dùng thuốc thay thế với liều thấp.

– Kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương nhằm tăng hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát cơn tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị, từ đó gián tiếp hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp hỗ trợ điều trị động kinh

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu hơn về những lợi ích, rủi ro liên quan và biết cách sử dụng thuốc Gardenal để đạt hiệu quả tối đa.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-8689/phenobarbital-oral/details

Viết bình luận