Bệnh tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và thông tin cha mẹ cần biết

Ngày đăng: 14 Tháng Một, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là tình trạng phổ biến xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua đường niệu đạo và gây viêm. Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Dưới đây là tổng hợp các thông tin hữu ích dành cho các bậc phụ huynh.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và những triệu chứng điển hình

Tùy theo mức độ bệnh và tuổi của trẻ mà các triệu chứng có thể khác nhau. Với những trẻ nhỏ, bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác khi có các dấu hiệu chung chung như sau:

– Sốt

– Chán ăn, kém ăn

– Nôn mửa, tiêu chảy

– Trẻ quấy khóc nhiều, cáu gắt

Ngoài ra, tùy theo vị trí nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em, sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau. Với bệnh viêm, nhiễm trùng bàng quang thường gặp nhất là:

– Cảm giác đau, châm chích, nóng rát khi đi tiểu

– Nước tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi

– Đau ở vùng xương chậu, bụng dưới, dưới rốn

– Tiểu rắt, đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít hoặc có khi chỉ són vài giọt

Nếu xuất hiện biến chứng viêm ngược dòng lên thận, các triệu chứng thường dữ dội hơn như sau:

– Trẻ sốt cao, ớn lạnh, nôn mửa

– Người ấm, da nóng đỏ bừng

– Buồn nôn, ói mửa

– Trẻ đau bụng hoặc đau lưng

– Trẻ mệt mỏi, người lả

Triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em có thể dễ dàng bị bỏ qua, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn tả cho người lớn biết. Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu ốm sốt không kèm theo sổ mũi, đau tai hay các lý do rõ ràng thì cần đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân.

Chớ nên bỏ qua triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Chớ nên bỏ qua triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Vì sao trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu?

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé gái thường phổ biến hơn bé trai. Với bé gái, vị trí niệu đạo ngắn, nằm ngay sát âm đạo và hậu môn nên vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào niệu đạo. Còn những bé trai dưới 1 tuổi chưa cắt bao quy đầu thì cũng dễ bị nhiễm trùng.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em:

– Dị dạng hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu khiến nước tiểu tồn đọng, vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển

– Bất thường chức năng tiết niệu

– Dị tật ở điểm nối bàng quang – niệu quản khiến nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản đến thận

– Thao tác vệ sinh kém: lau chùi từ sau ra trước, cho trẻ ngâm mình trong bong bóng xà phòng quá lâu

– Trẻ mặc quần áo bó sát, chất liệu không thoáng khí

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ, nếu chủ quan để lâu ngày có thể gây nhiễm trùng thận và những hậu quả nghiêm trọng hơn như sau:

– Áp xe thận

– Suy giảm chức năng thận gây suy thận cấp hoặc mãn tính

– Thận ứ nước, sưng tấy thận

– Nhiễm trùng huyết, hậu quả xấu nhất là dẫn đến suy nội tạng và tử vong

Cách chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở trẻ, ngoài việc dựa vào triệu chứng bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm bao gồm:

– Xét nghiệm nước tiểu: Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, những trẻ lớn có thể dễ dàng đi tiểu và đựng vào ống vô khuẩn còn đối với các trẻ nhỏ có thể đặt ống dẫn lưu để lấy nước tiểu sạch

Mẫu nước tiểu sau khi thu thập được soi dưới kính hiển vi (phát hiện bạch cầu, mủ) hoặc nuôi cấy để phân lập vi khuẩn giúp lựa chọn kháng sinh phù hợp hơn. Quá trình này thường diễn ra khoảng 24 – 48 giờ trong phòng thí nghiệm

– Xét nghiệm máu, đánh giá nồng độ hồng cầu, bạch cầu

– Siêu âm thận, bàng quang

– Chụp CT hoặc MRI thận và bàng quang

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em cần thăm khám xác định mức độ bệnh

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em cần thăm khám xác định mức độ bệnh

Cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu được chỉ dịnh dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy thuộc vào mức độ viêm và loại vi khuẩn sẽ lựa chọn loại thuốc với thời gian điều trị phù hợp. Thông thường thời gian tối thiểu từ 5 – 7 ngày.

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến ở trẻ nhỏ bao gồm:

– Amoxicillin

– Amoxicillin và axit clavulanic

– Cephalosporin

– Doxycycline (chỉ dùng cho trẻ trên 8 tuổi)

– Nitrofrurantonin

– Sulfamethoxazole-trimethoprim

Một số trường hợp dưới đây sẽ cần nhanh chóng nhập viện điều trị:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi

– Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, sốt cao liên tục không giảm, dùng thuốc không hiệu quả

– Trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết

– Trẻ bị mất nước, nôn mửa, không thể uống thuốc

Song song với thuốc kháng sinh, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức khi đi tiểu và hạ sốt. Với những trẻ từ 7 tuổi trở lên, bên cạnh các thuốc tây y, nên kết hợp sử dụng cùng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên để tăng hiệu quả điều trị.

Điển hình trong đó là những vị thuốc như Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên,… nổi tiếng với tác dụng hạ sốt, chống viêm, ngăn ngừa nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn E.coli,…  Ưu điểm khi dùng thảo dược là an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan thận của trẻ.
Hiện nay, để an toàn và tiện lợi hơn, các phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được bào chế hiện đại dưới dạng viên uống kết hợp nhiều thảo dược với nhau để tăng cường tác dụng.

Dùng thuốc trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em theo chỉ định

Dùng thuốc trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em theo chỉ định

Bạn có thể quan tâm: Giải pháp thảo dược an toàn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Những lưu ý khi chăm sóc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm cần được chăm sóc chu đáo để nhanh hồi phục sức khỏe và tránh tái phát. Dưới đây là những lưu ý:

– Cho trẻ uống đủ nước, khoảng 1 – 1,5 lít nước/ngày, bổ sung các loại nước ép trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt, kiwi, việt quất,…

– Tăng cường các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa

– Bổ sung đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

– Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối, chất béo,…

– Không cho trẻ uống các loại đồ uống có gas, cà phê,…

– Thay tã thường xuyên ở trẻ nhỏ

– Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh đúng cách, lau chùi theo chiều từ trước ra sau

– Khuyến khích trẻ đi vệ sinh kịp thời, không nên nhịn tiểu

– Tránh cho bé mặc đồ bó sát, đặc biệt là ở các bé gái, ưu tiên lựa chọn chất liệu cotton thoáng khí

– Theo dõi tiểu tiện của trẻ, nếu có bất thường như tiểu ít, nước tiểu đục, tiểu ra máu nên đưa trẻ đi khám.

Như vậy, nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi nếu lựa chọn đúng phương pháp và kết hợp với một chế độ chăm sóc phù hợp. Nếu cần tư vấn về bệnh lý này, phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bạn có thể quan tâm: Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì?

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận