Bệnh động kinh

Điều trị động kinh: 4 sai lầm khiến bệnh càng khó chữa!

Ngày đăng: 28 Tháng Sáu, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Mặc dù y học phát triển, có nhiều phương pháp mới ra đời, nhưng việc điều trị động kinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Không chỉ vậy, nhiều người bệnh còn có những quan điểm không đúng khiến bệnh càng khó chữa hơn.

Sai lầm 1: Chủ quan không thăm khám và điều trị động kinh từ sớm

Một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều người bệnh động kinh bỏ lỡ cơ hội kiểm soát tốt cơn co giật, đó là vì quan điểm cho rằng bệnh không thể chữa khỏi nên không cần tiếp cận điều trị sớm. Đặc biệt, có những người đã điều trị nhưng không kiên trì mà bỏ cuộc giữa chừng khiến bệnh ngày càng thêm nặng hơn.

Người bệnh nên tiếp cận điều trị động kinh càng sớm càng tốt

Sai lầm 2: Không tuân thủ sử dụng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ định

Mặc dù hiện nay có nhiều phương pháp điều trị động kinh như phẫu thuật não, kích thích dây thần kinh phế vị, chế độ ăn kiêng Ketogenic,… tuy nhiên thuốc kháng động kinh vẫn là chỉ định bắt buộc. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc. Thế nhưng, vẫn có nhiều người bệnh vì lo sợ tác dụng phụ hoặc vì những lý do nào đó mà không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Sai lầm 3: Mới thấy cơn động kinh giảm đôi chút đã ngưng dùng thuốc

Nhiều người bệnh động kinh sau một thời gian điều trị thấy cơn co giật đã giảm bớt thì tự ý giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột, khiến cơn động kinh tái phát nhiều hơn. Với trường hợp này, quả thực rất đáng tiếc bởi đáng lẽ bệnh đã có thể khỏi nhưng lại trở nên nặng hơn.

Sai lầm 4: Tin vào quảng cáo về các bài thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc

Kết hợp đông tây y là hướng đi đúng đắn trong điều trị co giật, động kinh. Tuy nhiên, có rất nhiều người vì tin vào quảng cáo mà thay đổi sang hẳn thuốc nam, thuốc bắc và ngưng đột ngột thuốc kê đơn của bác sĩ, khiến bệnh tái phát ngày càng nặng hơn.

Cụ thể là những quảng cáo thổi phồng công dụng của các bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, có thể trị dứt điểm bệnh động kinh sau 1 – 2 liệu trình điều trị. Nhưng sự thực là tần suất cơn co giật vẫn không giảm, người vẫn mệt và lú lẫn, thậm chí còn bị ngộ độc, suy giảm chức năng gan – thận khi dùng kéo dài.

Lời khuyên của chuyên gia giúp điều trị động kinh hiệu quả

Điều trị động kinh muốn đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lưu ý:

– Đi khám ngay nếu xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ bệnh động kinh như cơn co giật, co cứng chân tay hoặc toàn thân, trợn mắt, sùi bọt mép,…

– Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không bỏ quên bất cứ liều nào.

– Thường xuyên thăm khám để được đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều lượng thích hợp.

– Kể cả khi cơn co giật không còn xuất hiện cũng tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc đột ngột.

– Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Ngưng sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá…); hạn chế đồ ăn ngọt nhiều đường, nhiều chất phụ gia, bảo quản (bánh kẹo, mỳ tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga,…); tăng cường rau xanh, trái cây tươi và những thực phẩm giàu canxi, protein, omega 3 (cá hồi, cá ngừ, các loại hải sản, thịt gà,…)

Điều trị động kinh muốn đạt hiệu quả cao cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

– Lựa chọn đúng giải pháp hỗ trợ điều trị từ thảo dược tự nhiên. Thay vì sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, người bệnh động kinh có thể tham khảo sang những sản phẩm thảo dược đã qua kiểm định nghiên cứu rõ ràng và được nhiều chuyên gia, y bác sĩ tín nhiệm, khuyên dùng. Đặc biệt là dòng sản phẩm chứa thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, chống co giật như Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, nhằm giúp nhanh chóng giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn. Người bệnh động kinh có thể tìm hiểu để tham khảo sử dụng, để kiểm soát cơn co giật hiệu quả.

Xem thêm:

Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cải thiện cơn động kinh hiệu quả

Các phương pháp điều trị động kinh phổ biến hiện nay!

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn độc giả hiểu hơn về việc điều trị động kinh, từ đó tránh mắc những sai lầm khiến bệnh thêm nặng và khó chữa. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận

  1. Trương Trung :

    Dạ Bác sĩ vui lòng cho em hỏi tí ạ!
    Con em 12 tuổi, 55kg bị động kinh (mắt, mặt giật, tròng trắng mắt dồn sang một bên, 2 tay co) lần 1 cách 5 tháng, lần 2 cách đây 2 tháng, mỗi lần diễn ra 01 phút (8 tháng tuổi cháu có bị sốt cao co giật 1 lần). Sau lần giật thứ 2, gia đình đưa cháu đi khám và chụp MRI kết quả U não thất phải 20mm và đã phẩu thuật cắt U. Sau khi phẩu thuật 3 tuần, vết thương lành nhưng cháu bị co giật lại 02 lần liên tiếp cách nhau 30 phút. Bác sĩ cho thuốc động kinh Depakine 200mg/ml dạng nước sirô và cách dùng: Sáng: 1,5 , Chiều: 1,5.
    Kính mong Bác sĩ tư vấn giúp em:
    – Cháu bị động kinh lại sau phẩu thuật 2 lần liên tiếp như vậy có bất thường ko ạ (sau khi uống thuốc cách đây 3 ngày thì ko bị nữa)?
    – Bác sĩ ghi cách dùng: Sáng: 1,5 , Chiều: 1,5 : là 1,5 ml tương đương 300mg (trên xilanh đong thuốc) phải ko ạ, liều dùng này có hợp lý ko ạ?
    – Sau khi uống thuốc, tối chuẩn bị ngủ, cháu nhắm mắt cứ 2-3 phút là giật mình cảm giác như vật đen nặng đè lên đầu và cảm giác sợ bị giật vậy? cứ như thế gần cả tiếng cháu mới ngủ ạ? Tình trạng như vậy là biểu hiện tác dụng phụ của thuốc có bất thường không ạ?
    Rất mong được Bác sĩ tư vấn và giúp đỡ .
    Xin cám ơn bác sĩ rất nhiều ạ!

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trương Trung,
      Trường hợp của con bạn đã từng mổ u não, việc này đã để lại những vết sẹo trong não bộ khiến con bạn gặp phải những cơn co giật động kinh, tình trạng này khá phổ biến và khó tránh khỏi ở những người bệnh sau mổ u não. Hiện tại bé đang dùng thuốc kháng động kinh và cơn co giật cũng không tái phát sau khi dùng thuốc nữa nên bạn không cần quá lo lắng.
      Về liều dùng của thuốc kháng động kinh, theo ghi chú của bác sĩ 1.5ml sẽ tương đương với 300mg Depakin. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ kê thuốc với liều thấp cho bé dùng để theo dõi đáp ứng, nếu bé đáp ứng tốt, không bị co giật tái phát thì có thể giữ nguyên liều thấp cho bé dùng và không cần nâng liều để hạn chế tác dụng phụ. Như vậy liều dùng này là hợp lý với bé nhà bạn.
      Bất kỳ thuốc kháng động kinh nào cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ, tuy nhiên không phải người bệnh nào sử dụng thuốc cũng gặp phải tác dụng không mong muốn. Bạn cần theo dõi thêm triệu chứng của bé, đó có thể chỉ là do chứng khó ngủ gây ra. Nếu tình trạng này kéo dài thì cần báo với bác sĩ điều trị, dựa trên lợi ích và nguy cơ mà thuốc mang lại, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc nếu tác dụng phụ quá nghiêm trọng.
      Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát cơn co giật hiệu quả và hạn chế nguy cơ phải tăng liều thuốc tây, bạn nên tham khảo cho con sử dụng kết hợp cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 2 gói chia làm 2 lần/ngày để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!