Làm sao để khắc phục chứng hay quên, khó ngủ ở phụ nữ trung tuổi?

Ngày đăng: 29 Tháng Mười, 2016
Danh sách câu hỏiDanh mục đơn: Huyết áp thấp và thiếu máu nãoLàm sao để khắc phục chứng hay quên, khó ngủ ở phụ nữ trung tuổi?
trungmy@adm Nhân viên hỏi 7 năm trước

Em năm nay 31 tuổi, là nhân viên kế toán. Không hiểu vì lý do gì mà dạo gần gây em rất hay quên, có lúc còn quên cả việc đưa con đi học nữa, nhiều việc chưa làm mà cứ tưởng làm rồi, thường khó ngủ và ăn uống cũng không ngon. Cháu là nữ, cao 1m60 nặng 45 kg. Xin nhờ chuyên gia tư vấn giúp cháu.

1 Answers
trungmy@adm Nhân viên trả lời 7 năm trước

Chào bạn,

Huyết áp có thể thay đổi ở các thời điểm trong ngày: thường thấp trong khi ngủ và tăng lên sau một vài giờ trước khi bạn thức dậy hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tâm lý, thân nhiệt, sau ăn… Tuy nhiên, chỉ số huyết áp ở mức thấp thường xuyên và kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu… có thể do một số nguyên nhân sau:

– Mất máu: Chấn thương hoặc chảy máu nội tạng khiến thể tích máu sụt giảm nghiêm trọng gây tụt huyết áp.

– Thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin B12 và acid folic có thể gây thiếu máu dẫn đến huyết áp thấp.

– Lỗi dẫn truyền tín hiệu giữa tim và não: Khi đứng, máu dồn nhiều xuống thân dưới khiến não nhầm tưởng là huyết áp cao nên chỉ huy giảm nhịp tim, giãn mạch để hạ huyết áp.

– Nhiễm khuẩn nặng (sốc nhiễm khuẩn): Từ một vị trí nhiễm khuẩn nhỏ, vi khuẩn có thể đi vào máu và sản sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến mạch máu, gây hạ huyết áp và đe dọa tính mạng.

– Sốc phản vệ: gây ra bởi một phản ứng dị ứng khiến cơ thể sản sinh Histamin – chất hóa học có khả năng giãn mạch mạnh và tụt huyết áp nghiêm trọng.

– Gen: Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp thấp là do di truyền. Nếu cha mẹ có huyết áp thấp thì khả năng con cái của họ cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc tim mạch (thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta), thuốc chống trầm cảm, thuốc cho người bệnh Parkinson, thuốc rối loạn cương dương (Viagra) khi kết hợp với nitroglycerin… có thể gây ra tác dụng phụ hạ huyết áp.

– Mất nước: Đổ mồ hôi quá nhiều khi trời nóng, sốt, hoặc sau khi luyện tập quá nhiều, nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất nước.

– Mang thai: Trong 24 tuần đầu của thai kỳ huyết áp có thể giảm vì hệ thống tuần hoàn của người mẹ được mở rộng và sẽ trở về bình thường sau sinh.

– Một số bệnh lý khác:

+ Bệnh thiếu máu, bệnh tim (nhịp tim chậm, bệnh van tim, bệnh cơ tim…) có thể gây ra huyết áp thấp vì tim không đủ khả năng bơm máu đi khắp cơ thể.

+ Rối loạn thần kinh: bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh tự chủ (kiểm soát sự mở rộng và thu hẹp của mạch máu)

+ Vấn đề nội tiết: Suy giáp, bệnh tiểu đường, suy thượng thận, nhiễm trùng hoặc u thượng thận…

Trường hợp của bạn rất có thể là một dạng huyết áp thấp mạn tính do lỗi tín hiệu dẫn truyền của hệ thống thần kinh thể dịch trong cơ thể (là các thụ thể cảm áp có chức năng tự động điều chỉnh huyết áp thông qua kết nối thông tin giữa tim, não và thận) khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi dậy hoặc đứng lên. Cũng không loại trừ khả năng bạn bị huyết áp thấp di truyền kèm với dinh dưỡng kém. Do đó để cải thiện triệu chứng một cách tự nhiên, bền vững bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kết hợp với các hoạt chất giúp tăng cường chức năng của thệ thần kinh thể dịch. Theo những nghiên cứu mới đây, các hoạt chất sinh học trong Quy đầu (phần rễ chính của cây Đương quy) có thể thúc đẩy quá trình dẫn truyền tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp tăng cường chức năng của thệ thần kinh thể dịch. Bạn có thể tham khảo sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần này.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!