Bệnh động kinh

Yếu tố di truyền của bệnh động kinh trong cùng một gia đình

Ngày đăng: 14 Tháng Sáu, 2017
4.6/5 - (9 bình chọn)

Yếu tố di truyền là những đặc tính, đặc điểm mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Và động kinh cũng là một bệnh lý được xếp vào nhóm các bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền. Vậy nếu một người mắc bệnh động kinh thì sinh con ra có bị động kinh hay không? Dạng động kinh nào dễ di truyền?.v.v. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bệnh động kinh có thể di truyền qua nhiều thế hệ

Thực chất thì bệnh động kinh có liên quan tới yếu tố di truyền, tuy nhiên tình trạng này sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh và sẽ khác nhau giữa các thế hệ trong mỗi gia đình.

– Nếu bạn có người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột…) mắc bệnh động kinh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn so với những người khác. Càng có nhiều thành viên trong gia đình mắc động kinh thì tỷ lệ di truyền càng cao.

– Bệnh động kinh toàn thể sẽ có khuynh hướng di truyền nhiều hơn so với các dạng động kinh cục bộ.

– Những người bị động kinh do di chứng của tai nạn, chấn thương vùng đầu, thì con cái của họ ít có nguy cơ mắc bệnh động kinh, hay nói cách khác là hiếm khi để lại di truyền.

– Những người mắc chứng động kinh vô căn (động kinh tự khởi phát mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng) có tỷ lệ di truyền cao hơn so với các dạng động kinh xác định được nguyên nhân.

– Bệnh động kinh có liên quan tới yếu tố gen, nhưng cũng liên quan rất nhiều tới yếu tố môi trường sống. Ví dụ như: có cùng yếu tố di truyền nhưng người bị sốt co giật nhiều lần, người sống trong môi trường độc hại, stress, sử dụng rượu, ma túy… sẽ có tỷ lệ khởi phát bệnh động kinh cao hơn.

Động kinh là bệnh lý có liên quan tới yếu tố di truyền

Nếu cha mẹ bị động kinh thì tỷ lệ con bị động kinh là bao nhiêu?

Tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở dân số chung là gần 2%. Nếu cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ mắc động kinh thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc động kinh cao con số này, tuy nhiên nguy cơ vẫn khá thấp. Cụ thể:

– Nếu chỉ cha mắc bệnh động kinh thì sẽ khoảng gần 2-4% sinh con ra mắc động kinh

– Nếu chỉ mẹ mắc động kinh thì sẽ khoảng gần 5% sinh con ra mắc động kinh

– Nếu cả cha và mẹ đều mắc động kinh thì sinh con ra sẽ có nguy cơ mắc động kinh khoảng trên 5% một chút, tỷ lệ này sẽ là 9-12% nếu là dạng động kinh vô căn.

Người bệnh động kinh có nên sinh con không?

Mắc bệnh động kinh không phải là lý do để bạn không sinh con bởi nguy cơ trẻ di truyền bệnh động kinh từ bạn là khá thấp, tỷ lệ này chỉ cao hơn tỷ lệ mắc động kinh của dân số chung một chút. Hơn nữa, rất nhiều người có thể kiểm soát tốt được chứng bệnh này bằng thuốc chống động kinh kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ thảo dược. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu về các nguy cơ và trang bị cho mình những kiến thức để có thể sinh con an toàn và chăm sóc con tốt nhất sau khi con ra đời.

Động kinh không phải là lý do để bạn không sinh con

Giúp con giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh bằng cách nào?

Như đã nói ở trên, bệnh động kinh thường khởi phát là do gen di truyền kết hợp với yếu tố môi trường. Can thiệp tới yếu tố gen là rất khó nhưng chúng ta có thể tác động vào môi trường sống để giúp con giảm một phần nguy cơ mắc động kinh, đặc biệt là đối với những gia đình có cha mẹ hay người thân từng bị bệnh. Để làm được điều này bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

– Tránh để con bị sốt cao co giật nhiều lần bằng cách sử dụng các sản phẩm thảo dược chứa Câu đằng, An tức hương… phòng nguy cơ tiến triển thành động kinh sau này.

– Hạn chế tối đa những căng thẳng, áp lực về tâm lý đối với con

– Tiêm phòng đầy đủ để ngăn ngừa các bệnh về não bộ nói riêng và các bệnh khác nói chung.

– Trang bị cho con những kiến thức ngay từ nhỏ để con tránh xa các chất kích thích, chất gây nghiện

– Cho con sử dụng các thực phẩm sạch, tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới não bộ như: mì chính, bột nêm, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản.

Xem thêm:

Chuyên gia giải đáp các câu hỏi thường gặp nhất về bệnh động kinh

Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát cơn co giật động kinh hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng

DS. Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

http://www.aboutkidshealth.ca/en/resourcecentres/epilepsy/aboutepilepsy/anoverviewofepilepsy/pages/genetics-of-epilepsy.aspx

http://www.epilepsy.com/learn/epilepsy-101/epilepsy-inherited

http://www.epilepsy.com/start-here/basics-epilepsy/epilepsy-inherited

https://www.epilepsy.org.uk/info/inheriting-epilepsy

Viết bình luận

  1. Minh, :

    Chào bác sĩ! Năm nay cháu 23 tuổi. 1 tháng gần đây mắt cháu nhìn thấy vệt đen, và khi tập trung nhìn vào một điểm thì vệt đen đó dần rời khỏi tầm mắt. Cho cháu hỏi là cháu đang mắc bệnh gì về mắt và uống minh nhãn khang có khỏi được không ạ?

  2. Quân, :

    Tôi có cháu 25 tuổi. Cháu bị động kinh tù nhỏ. Khoảng 3 tuổi hết bị co giật. Thời gian khoảng nửa gần đăy cháu có bị lại. Sáng sớm nếu gọi dậy đột ngột, thì khoảng 3 phút sau đó cháu thường bị nheo mắt, co rút người khoảng 1 phút. Mắt đỏ, mệt mỏi. Sau đó bình thường trở lại. Cháu có bị hai lần nặng.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Quân,
      Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần điều trị trong thời gian dài và thực tế cũng có rất nhiều trường hợp tái phát bệnh mặc dù trước đó đã dứt cơn hoặc kiểm soát cơn tốt. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, mệt mỏi, áp lực tinh thần, thay đổi thời tiết,…. hoặc không tuân thủ dùng thuốc. Với tình trạng hiện tại, cháu bạn nên dành thời gian sớm đến bệnh viện tái khám để được đánh giá đúng mức độ bệnh, từ đó có hướng sử dụng thuốc kháng động kinh phù hợp. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp cho cháu sử dụng sản phẩm chứa An tức hương, Câu đằng – 2 thảo dược có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, ngăn ngừa động kinh tái phát hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cau-dang-thao-duoc-quy-giup-ngan-ngua-con-co-giat-dong-kinh-cai-thien-chung-tang-dong-giam-chu-y.html
      Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày, cháu bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều gia vị như bột ngọt, đường…; tránh thức khuya hay lo lắng, căng thẳng quá mức. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chế độ sinh hoạt phù hợp với người bệnh động kinh trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc cháu bạn sớm khỏe!

  3. Khoa, :

    Em bị bệnh động kinh do 1 lần bị tai biến mỗi tối thức khuya hay mệt là em lại bị bệnh. Cơn có giật khoảng 5 phút là hết. Bệnh em có thể chữa khỏi không ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Khoa,
      Chúng tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn lúc này. Động kinh là bệnh lý phức tạp và khó điều trị, đặc biệt là những trường hợp nguyên nhân động kinh là do tai biến như bạn. Có điều trị khỏi động kinh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, phương pháp điều trị,…. Tuy nhiên có rất nhiều người nhờ áp dụng đúng giải pháp đã có thể giảm dần và dứt cơn co giật, từ đó có cuộc sống bình thường như những người khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám thường xuyên tại các bệnh viện uy tín và tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tham khảo sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thảo dược An tức hương, cao Câu đằng để hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co giật, động kinh.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. THAM, :

    Bac sy cho e hoi :e co quen ban trai nha cua ban ấy co me bị bênh gi e cung k bjt nua chi bjet triêu chung la bac ay hay bị co giật đầu óc thi hơi ngớ ngớ ngơ ngơ gjo bac ấy mat roi nhug anh e cua bac ấy cung mac benh gjong vay luon. Bac sy cho e hoi bệnhil đó la benh gi? Gjờ e lay ban ấy r sinh con con e co khi nao cung se mac benh đó k ? Xin bac sỹ gjup e e cam on nhjeu

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn THAM,
      Những biểu hiện của mẹ bạn trai bạn rất gần với triệu chứng của bệnh động kinh, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác có thể gây cơn co giật, mất ý thức như: tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá mức, tụt huyệt háp, hạ canxi huyết, tăng hoặc giảm lượng đường huyết trong máu,… Mặc dù bệnh động kinh có thể di truyền, nhưng tỷ lệ này rất thấp (< 5%), mặt khác nếu gia đình chồng bạn có người mắc bệnh nhưng chồng bạn và bạn không bị bệnh thì tỷ lệ di truyền sang con bạn là thấp. Do vậy, bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó có thể áp dụng một số hướng dẫn dưới đây để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc động kinh cho con sau này như: - Hạn chế té ngã, va đập đầu, chấn thương vùng đầu cho bé bằng cách tạo không gian sống an toàn và chú ý quan sát hoạt động của bé. - Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não cho bé - Rửa tay cho bé trước khi ăn, đảm bảo thực phẩm sạch để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng - Tạo cho bé môi trường sống thoải mái, tránh kích thích, căng thẳng tâm lý - Hạn chế cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên,… Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  5. Phượng :

    Chào bs. Gia đình chông tôi có ngươi con trai bi bênh. Bs bảo động kinh. Mỗi lần bệnh là co giât. Tay chân co cứg. Hay nói nhảm. Bs diều tri bảo là động kinh. Vậy động kinh có nguy hiểm ko? Có bị tâm thần ko? Nó có di truyền cho con tôi ko? Bệnh này có phònh tránh dc ko bs? Còn một người con gái lúc trước cũng vậy co giật nói nhảm liên tuc…. nhưng bs chuẩn đoán là tam thần phân liêt? Vậy 2 bệnh này có liên quan ko bs? Có ảnh huỏng di truyền ko bs? Mong bs giải đáp giúp. Tôi rất lo lắng khi trong nhà có 2 người nhủ vây? Cám ơn bs

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Phượng,
      Động kinh và tâm thần phân liệt là 2 bệnh lý khác nhau, tuy nhiên đều có liên quan đến sự rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và đều có tỷ lệ di truyền nhất định sang thế hệ sau. Tuy nhiên nếu gia đình chồng bạn có người mắc bệnh nhưng chồng bạn và bạn không bị bệnh thì tỷ lệ di truyền sang con bạn là thấp. Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh động kinh, thế nhưng bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó có thể áp dụng một số hướng dẫn dưới đây để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc động kinh cho con:
      – Hạn chế té ngã, va đập đầu, chấn thương vùng đầu cho bé bằng cách tạo không gian sống an toàn và chú ý quan sát hoạt động của bé.
      – Tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não cho bé
      – Rửa tay cho bé trước khi ăn, đảm bảo thực phẩm sạch để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng
      – Tạo cho bé môi trường sống thoải mái, tránh kích thích, căng thẳng tâm lý
      – Hạn chế cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên,…
      Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn vui lòng gọi tới số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  6. Liên :

    Thưa bác sĩ, bạn gái cháu có anh trai bị động kinh đã mất cách đây vài năm, mẹ của cô ấy bị thiểu năng nên suy nghĩ cũng chậm hơn người bình thường. Chị gái đã lấy chồng và không thấy có biểu hiện của bệnh động kinh(đã sinh con) . Bố cô ấy bình thường! Cháu muốn hỏi bác sĩ liệu cô bạn của cháu có bị động kinh di truyền hay không ạ? Nếu kết hôn và có con thì có ảnh hưởng đến con không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ !

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Liên.
      Động kinh là bệnh lý có tính di truyền, tuy nhiên còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thể bệnh sẽ có tỷ lệ di truyền khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về điều này qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/yeu-di-truyen-cua-benh-dong-kinh-trong-cung-mot-gia-dinh.html
      Bạn và bạn gái của bạn đều không mắc chứng bệnh này, khả năng di truyền sang con của các bạn nếu các bạn kết hôn và sinh con sẽ không cao, bạn đừng nên quá lo lắng.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Thân mến!

  7. Thảo thùy :

    Tôi bị bệnh đông kinh 10 năm nhưng khoảng 5 năm gần đây ko bị lên cơn nữa , tôi đã lấy chồng có con gái đc 3 tuổi hiện cháu phát triển bình thường và không có biểu hiện gì . BS cho tôi hỏi tôi có cần bổ xung thêm cốm EGARUTA không vì tôi sợ cháu bị di truyền giống mẹ , mấy tuổi thì cháu có thể dùng được ? Cảm ơn BS nhiều .

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Đúng là bệnh động kinh có yếu tố di truyền tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể bệnh động kinh cũng như nguyên nhân gây bệnh động kinh từ thế hệ trước. Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ có người thân bị chứng bệnh này là từ 4- 8%, tỷ lệ này không cao nên bạn đừng lo lắng quá.
      Bạn bị động kinh nhưng khoảng 5 năm nay cơ co giật không còn xuất hiện, bạn nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý cũng như tránh lo lắng căng thẳng để duy trì kết quả đạt được. Với tình trạng hiện tại, bạn không nhất thiết phải sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta. Nếu sau này cơn tái phát bạn có thể sử dụng sản phẩm này với liều 4 gói/ngày chia làm hai lần cùng thuốc điều trị.
      Cốm Egaruta là sản phẩm chuyên biệt giúp giảm tần suất, mức độ cơn co cứng, co giật dùng được cho mọi lứa tuổi. Trong trường hợp không may bé nhà bạn bị di truyền chứng bệnh động kinh từ bạn, bạn có thể cho bé sử dụng sản phẩm này để hỗ trợ điều trị.
      Thân mến!

  8. Liên :

    Cám ơn Ds