Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Viêm võng mạc sắc tố có nguy hiểm không, trị thế nào?

Ngày đăng: 28 Tháng Mười Một, 2017
5/5 - (4 bình chọn)

Nếu bạn phát hiện ra thị lực của mình đang dần suy yếu, hầu như không nhìn thấy gì dù trời chỉ nhá nhem tối, tầm nhìn thu hẹp, hãy cẩn trọng vì đó chính là dấu hiệu cảnh báo của viêm võng mạc sắc tố – bệnh lý gây mù lòa cho gần 1/4000 người hiện nay.

Viêm võng mạc sắc tố là bệnh gì?

Võng mạc có 2 tế bào cảm quang (hình que và hình nón) đảm nhận chức năng truyền tín hiệu hình ảnh lên não bộ, nhờ vậy chúng ta có thể nhìn thấy rõ màu sắc mọi vật quanh mình. Viêm võng mạc sắc tố còn được gọi là bệnh thoái hóa võng mạc di truyền, liên quan đến sự tổn thương hoặc phá hủy bất thường các tế bào cảm quang hình que, khiến thị lực dần suy giảm.  

Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của viêm võng mạc sắc tố

Hiện nay dù chưa khẳng định chính xác nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, đột biến gen là nguyên nhân gây viêm võng mạc sắc tố. Đó cũng là lý do căn bệnh này có tính di truyền, nghĩa là nếu bố mẹ mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Viêm võng mạc sắc tố tuy không phổ biến như các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…, nhưng nếu mắc phải căn bệnh này thì khả năng mất thị lực là rất cao.

Viêm võng mạc sắc tố gây mất thị lực ngoại biên, có thể tiến triển nhanh gây mù lòa

Viêm võng mạc sắc tố gây mất thị lực ngoại biên, có thể tiến triển nhanh gây mù lòa

Cách phát hiện bệnh viêm võng mạc sắc tố

Phát hiện qua triệu chứng bệnh

Chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh viêm võng mạc sắc tố dựa vào những  triệu chứng điển hình như sau:

Giai đoạn nhẹ

Giai đoạn nặng

Khó nhìn khi ánh sáng yếu, sợ ánh sáng

Mất thị lực ban đêm

Mất thị lực ngoại biên: thấy phẩn cạnh rìa của sự vật bị mờ

Mất cả thị lực ngoại biên và thị lực trung tâm: sự vật mờ cả ở giữa và rìa cạnh

Màu sắc sự vật nhạt và tối hơn

Không phân biệt được màu sắc, chỉ thấy 2 màu trắng và đen

Phát hiện qua chẩn đoán

– Điện đồ võng mạc: Kiểm tra mức độ phản ứng với ánh sáng của tế bào cảm quang

– Thử nghiệm trực quan: Bác sĩ chiếu 1 tia sáng di chuyển tạo thành chấm sáng ở các vị trí khác nhau quanh không gian 180 độ trước mặt người bệnh. Điều này giúp phát hiện những vùng mất thị lực của người bệnh.

– Soi đáy mắt: Phát hiện các điểm tối trên võng mạc

– Kiểm tra khả năng nhận biết màu sắc

Phương pháp điều trị viêm võng mạc sắc tố

Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có hướng xử lý khác nhau, cụ thể:

Điều trị viêm võng mạc sắc tố giai đoạn nhẹ

Nhiều chuyên gia cho rằng, chất chống oxy hóa mạnh có thể làm chậm tiến triển của bệnh viêm võng mạc sắc tố. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, bổ sung 15.000 đơn vị vitamin A hàng ngày có thể giúp duy trì thị lực thêm 10 năm cho người bệnh. Tuy nhiên, cơ thể một người bình thường chỉ cần khoảng 2.000 đơn vị vitamin A/ngày, nếu dùng quá liều trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: đau đầu, nôn mửa, viêm gan, xơ gan, xốp xương, tổn thương dây thần kinh…

Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn mù lòa do viêm võng mạc sắc tố

Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn mù lòa do viêm võng mạc sắc tố

Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công hoạt chất Alpha lipoic acid (ALA) trong các viên uống bổ mắt. Không chỉ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn gấp nhiều lần vitamin A, ALA còn có khả năng hấp thu tốt vào sâu trong võng mạc, ngăn ngừa quá trình tổn thương viêm, bảo vệ các tế bào cảm quang để duy trì thị lực cho người bệnh viêm võng mạc sắc tố, và đặc biệt là an toàn khi dùng lâu dài.

Tìm hiểu thêm về hoạt chất ALA trong bài viết:

Alpha lipoic acid – Dưỡng chất thiết yếu giúp mắt luôn sáng khỏe

Viên uống bổ mắt chứa Alpha lipoic acid – Cho đôi mắt luôn sáng khỏe

Điều trị viêm võng mạc sắc tố giai đoạn nặng

– Sử dụng kính hỗ trợ giúp phóng to tầm nhìn trung tâm và giảm chói sáng.

– Thích nghi dần với khả năng nhìn kém: có thể dùng gậy hoặc nhờ hỗ trợ từ chó dẫn đường.

– Sử dụng thiết bị thị giác nhân tạo Argus II: Thiết bị này được thiết kế để có thể đảm nhận thay chức năng của các tế bào cảm quang đã tổn thương. Mặc dù không thể phục hồi hoàn toàn thị lực nhưng Argus II có thể giúp người bệnh đọc được chữ cỡ lớn và có thể đi lại được mà không hỗ trợ.

– Liệu pháp gen: đang được nghiên cứu để trong tương lai có thể giúp ích nhiều hơn cho người bệnh viêm võng mạc sắc tố.

Viêm võng mạc sắc tố thường phát sinh từ nhỏ, tuy nhiên đến khi trưởng thành mới phát hiện ra thì khả năng hồi phục thị lực là rất thấp. Chính vì thế, nếu gia đình có người thân bị mắc căn bệnh này hoặc nhận thấy những dấu hiệu bắt thường về thị lực, chúng ta cần đi thăm khám để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Ds Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://nei.nih.gov/health/pigmentosa/pigmentosa_facts

Viết bình luận

  1. Cường :

    Bị võng mạc sắc tố có cách nào điều trị không bác sĩ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Võng mạc sắc tố hay viêm võng mạc sắc tố là một bệnh thoái hóa võng mạc gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một hình thái loạn dưỡng võng mạc, xảy ra khi có bất thường của tế bào cảm thụ (tế bào que và tế bào nón) hoặc lớp biểu mô sắc tố võng mạc dẫn đến mất dần thị lực.
      Hiện nay chưa có cách điều trị triệt để bệnh viêm võng mạc sắc tố, nhưng cũng có một số phương pháp điều trị đang được thực hiện để làm chậm tiến triển của căn bệnh như là uống 15.000 đơn vị Vitamin A palmitat (tương đương với 4,5 mg) mỗi ngày. Bạn có thể đến các bệnh viện Mắt uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp nhất.
      Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang với liều 4 viên chia 2 lần một ngày trong khoảng từ 1- 3 tháng để giúp tăng cường thị lực, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm võng mạc sắc tố hiện nay của bạn.
      Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Chúc bạn sức khỏe!