Bệnh tăng động

Trẻ tăng động mắc kèm rối loạn hành vi chống đối: Cha mẹ nên làm gì?

Ngày đăng: 13 Tháng Hai, 2018
5/5 - (8 bình chọn)

Có tới 40% trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ mắc kèm cả rối loạn hành vi chống đối, giống như một cách để chúng đối phó với sự thất vọng về tinh thần do bệnh gây ra. Trẻ làm sai không phải vì cố ý mà do không thể kiểm soát được hành vi của mình. Sẽ rất bất lợi cho cuộc sống và tương lai của trẻ nếu cha mẹ không phát hiện và bắt tay vào điều trị cho con.

Khái niệm rối loạn hành vi chống đối

Rối loạn hành vi chống đối là thái độ và hành vi tiêu cực lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Đặc trưng bởi các triệu chứng như không hợp tác, phản đối mọi yêu cầu của người lớn, dễ tức giận, thường nói dối hoặc trộm cắp. Trẻ không để tâm chuyện mình làm có đúng hay không và không hối lỗi về những việc sai trái mình đã làm.

Nhận diện rối loạn hành vi chống đối ở trẻ tăng động

Nếu trẻ có ít nhất 4 trong số các triệu chứng dưới đây, lặp đi lặp lại, kéo dài ít nhất 6 tháng:

– Hay bị mất bình tĩnh.

– Thường tranh luận với người lớn.

– Chủ động phản đối hoặc không chịu tuân thủ các yêu cầu của người lớn, các quy tắc có sẵn.

– Cố tình làm phiền người khác.

– Thường đổ lỗi cho người khác về những sai lầm của mình.

– Hay xúc phạm đến người xung quanh.

– Dễ dàng tức giận hoặc oán trách

– Thường hay hoài nghi

– Những sự xáo trộn trong hành vi này gây nhiều rắc rối trong hoạt động xã hội, việc học tập hoặc trong công việc.

Trẻ tăng động mắc kèm rối loạn hành vi chống đối rất dễ dàng nổi cáu

Trẻ tăng động có mắc kèm rối loạn hành vi chống đối có nguy hiểm không?

Trẻ bị tăng động có kèm rối loạn hành vi có cuộc sống khó khăn và đạt kết quả kém hơn trẻ chỉ bị tăng động đơn thuần. Lớn lên, rối loạn này có nguy cơ tiến triển thành rối loạn thách thức chống đối. Trẻ sẽ dễ sa đà vào các hành vi vi phạm pháp luật gồm cờ bạc, đánh lộn, sử dụng ma túy và chất kích thích, rượu bia, trộm cướp, mang thai ở tuổi vị thành niên, hiếp dâm, thậm chí là giết người. Cũng bởi vậy, trẻ có tỷ lệ cao phải đối diện với pháp luật.

Điều trị rối loạn hành vi chống đối ở trẻ tăng động

Giáo dục hành vi tại nhà

– Luôn khen ngợi những việc làm tích cực của trẻ, hoặc khi trẻ có thái độ hợp tác tốt.

– Học cách kiểm soát bản thân bạn, nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nếu như bạn cảm thấy sắp hết kiên nhẫn với con.

– Nếu con chống đối lại những điều bạn muốn, hay kiên trì với quyết định của mình, không đáp ứng những yêu cầu vô lý của trẻ.

– Thiết lập những quy định và giới hạn cho từng việc làm của trẻ, hình thức kỷ luật và thi hành chúng một cách nhất quán.

– Nhờ cô giáo và các thành viên khác trong gia đình hỗ trợ để đối phó với những hành vi sai trái của con. Bạn có thể tham gia các hội nhóm những phụ huynh có con gặp tình huống tương tự để được giúp đỡ và có thêm kinh nghiệm.

– Không nên tỏ ra chỉ chú ý đến những hành động chống đối của con mà nên danh thời gian cho cả các việc khác, để con bạn không cảm thấy căng thẳng vì bị chú ý quá nhiều.

Giáo dục hành vi tại trường

Nhà trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của trẻ. Hiện nay, một số trường chuyên biệt có chương trình giảng dạy đặc biệt nhằm giúp trẻ cải thiện hành vi cho trẻ theo hướng tích cực hơn, hạn chế cách hành vi gây rối của trẻ. Nên tạo ra một môi trường học tập tốt, trẻ được hỗ trợ tận tình, tăng cường các kỹ năng xã hội, tình cảm. Thiết lập quy tắc và xử phạt rõ ràng, theo dõi các hành vi của trẻ. Sử dụng phần thưởng một cách đúng lúc, có hình thức với những hành vi tức giận hoặc thái độ hung hăng của trẻ.

Các lớp học chuyên biệt rất cần thiết trong điều trị tăng động có mắc kèm rối loạn hành vi chống đối

Thảo dược giúp điều chỉnh hành vi

Phương pháp an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị không thể không kể tới thảo dược. Trong đó, tinh chất từ Câu đằng và An tức hương được chứng minh chứa những hoạt chất quý giúp trấn an tâm thần, ổn định lại những kích thích trong hoạt động của hệ thần kinh. Điều này rất có lợi trong việc giảm sự hiếu động, hung hăng, hành vi chống đối ở trẻ.

Thuốc điều trị

Một số trường hợp nặng có thể trẻ có rối loạn hành vi chống đối cần được dùng thuốc tây. Để lựa chọn loại thuốc phù hợp, bạn nên trao đổi với bác sĩ trực tiếp điều trị cho con. Thậm chí nếu trẻ xuất hiện hành động gây tổn thương cho người khác và cho bản thân thì phải nhập viện để theo dõi.

Ds. Lương Lan

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/oppositional-defiant-disorder-odd-and-adhd/

http://www.chadd.org/Understanding-ADHD/About-ADHD/Coexisting-Conditions/Disruptive-Behavior-Disorders.aspx

Viết bình luận