Mồ hôi nhiều

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng, nguyên nhân và cách trị dứt bệnh

Ngày đăng: 27 Tháng Một, 2018
5/5 - (8 bình chọn)

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi nô đùa, chạy nhảy nhiều là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý những biểu hiện bất thường khác đi kèm bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng bệnh lý cần điều trị sớm.

10 nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng

Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

– Hệ thần kinh thực vật điều khiển bài tiết mồ hôi của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài.

– Khí hậu thay đổi, nhiệt độ môi trường quá cao

– Cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, đắp nhiều chăn cho bé khi ngủ

– Phòng ở chật hẹp, thiếu không khí

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc trẻ đang dùng

– Trẻ bị béo phì, thừa cân

– Trẻ bị suy dinh dưỡng như thiếu canxi, vitamin D, kẽm…

– Trẻ ốm sốt hoặc mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tim bẩm sinh, xơ nang, lao sơ nhiễm, bệnh nhiễm trùng khác

– Trẻ chơi đùa quá mức hoặc bị căng thẳng nhiều.

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng có thể là dấu hiệu bệnh lý

Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng có thể là dấu hiệu bệnh lý

Cẩn trọng với các dấu hiệu khác khi trẻ ra mồ hôi nhiều

Đa số các trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đưa bé đi khám sớm nếu thấy ở bé xuất hiện những triệu chứng khác như:

– Khó thở, thở hổn hển

– Mệt mỏi nhiều trong ngày

– Trẻ khó ngủ, hay giật mình, chán ăn, quấy khóc, rụng tóc hình vành khăn…

– Ngủ ngáy nhiều

– Phát ban da, ngứa da

– Nôn mửa và tiêu chảy

Các dấu hiệu này có thể báo hiệu tình trạng đổ mồ hôi nhiều do bệnh lý cần được điều trị sớm.

Cách đối phó với tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng

Nếu trẻ bị đổ mồ hôi nhiều là do bệnh lý, cách giải quyết tốt nhất là cần điều trị căn nguyên theo chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, một số lời khuyên dưới đây cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này:

– Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ: Bạn nên cho trẻ khám chuyên khoa dinh dưỡng để phát hiện tình trạng thiếu chất và bổ sung phù hợp. Trường hợp cần thiết bác sỹ có thể chỉ định các vitamin và khoáng chất tổng hợp, nhưng thông thường chỉ cần bổ sung cho trẻ bằng chế độ ăn uống.

– Lên kế hoạch giảm cân cho trẻ nếu trẻ bị thừa cân, béo phì: hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều kẹo ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ… kết hợp với luyện tập thể dục mỗi ngày.

– Tạo không gian sống sạch sẽ, thoáng khí.

– Tránh cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, đắp chăn quá dày khi ngủ

– Lau khô mồ hôi: ở đầu và lưng cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh, gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.

– Cho trẻ uống nước đầy đủ: tùy theo cân nặng của trẻ. Bạn có thể ước lượng lượng nước cần cho trẻ mỗi ngày (ml) theo công thức cân nặng của trẻ (kg) chia cho 0,03.

– Nói chuyện với trẻ thường xuyên: để biết trẻ có gặp phải vấn đề lo lắng, căng thẳng nào không và kịp thời tháo gỡ giúp trẻ.

– Với trẻ từ 7 tuổi trở lên: bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm những viên uống hỗ trợ trị mồ hôi chứa thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… để kiểm soát chứng mồ hôi nhiều hiệu quả.

Xem thêm:

Lợi ích của Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ trong điều trị mồ hôi nhiều

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị mồ hôi cho trẻ

Lưu ý về chế độ ăn cho trẻ bị mồ hôi nhiều

Trò chuyện giúp trẻ cải thiện tình trạng mồ hôi đầu, lưng do tâm lý

Trò chuyện giúp trẻ cải thiện tình trạng mồ hôi đầu, lưng do tâm lý

Trên đây là một số lưu ý giúp bạn khắc phục phần nào trạng trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng. Bạn hãy phối hợp cùng bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng để kịp thời phát hiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều bệnh lý và có hướng xử trí phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Ds Lê Lương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.momjunction.com/articles/night-sweats-in-children-causes-symptoms_00116412/#gref

Viết bình luận