Bệnh động kinh

Trẻ cười nhiều không kiểm soát – coi chừng bệnh động kinh

Ngày đăng: 7 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (2 bình chọn)

Cha ông ta thường có câu “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, thế nhưng trên thực tế cười nhiều không phải lúc nào cũng tốt. Trong một số trường hợp ở trẻ nhỏ, cười nhiều không kiểm soát được có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nghiêm trọng ở não bộ, được gọi là bệnh động kinh cơn cười hay bệnh động kinh thể cười.

Bé trai lên 8 tuổi không thể kiểm soát được cơn cười chỉ vì bệnh động kinh

Đó là câu chuyện của bé Nguyễn Đình Phúc ở Thanh Chương, Nghệ An khi thường xuyên lên cơn cười không kiểm soát kèm theo đó là những dấu hiệu của cơn vắng ý thức.

Bố em cho biết: “Từ khi mới 4 tháng tuổi, bé Phúc đã có những cơn cười bất thường, bé cười ngay khi những lúc đang chơi một mình nhưng cả gia đình không để ý. Đến khi lên 1 tuổi, biểu hiện bệnh càng nặng hơn, bé nôn trớ liên tục sau khi cười. Năm 2 tuổi chúng tôi mới cho lên bệnh viện tỉnh thăm khám thì bác sĩ kết luận là động kinh thể cười nhưng không xác định được căn nguyên, uống thuốc mà bệnh không đỡ”.

Thấy bệnh con ngày một nặng, cơn cười nhiều hơn, lâu hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của em. Mỗi ngày em bị khoảng 4 – 9 cơn cười,  kéo dài trong thời gian 30 giây tới một phút, sau đó là bị vắng ý thức khoảng 5 phút.

Hè năm 2016, hai bố con hành trình đến Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội, tại đây, bác sĩ phát hiện thấy có tổ chức mô thừa trong não và cũng là nguyên nhân gây cơn cười không thể kiểm soát. Bởi kích thước quá nhỏ, chỉ khoảng 0,6 – 0,7mm nên khi chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng thì không thấy rõ và dễ bị bỏ qua.

Trẻ cười nhiều không kiểm soát là dấu hiệu cảnh báo bệnh động kinh

Bệnh lý động kinh thể cười này rất hiếm gặp, cứ 1000 trẻ trên thế giới thì chỉ có 1 trẻ mắc bệnh, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.

Cách nhận biết biểu hiện cười nhiều là do bệnh động kinh ở trẻ

Theo các chuyên gia thần kinh, trẻ thường xuyên có những cơn cười bất thường không kiểm soát được, tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi không có gì đáng cười hoặc khi đang thực hiện những hoạt động sinh hoạt bình thường như khi ăn, ngủ, hay đang học. Cơn cười có thể kéo dài 30 giây tới một phút, mỗi ngày có đến khoảng 4 – 10 cơn cười kéo dài, sau đó trẻ có thể xuất hiện các cơn vắng ý thức.

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: trẻ dễ bị kích động, thường hay vỗ tay, hiếu động quá mức, ít tập trung và thường ngủ ít hơn những trẻ bình thường.

Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng dần, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề khác như rối loạn ý thức, khó đi lại hoặc khó giữ thăng bằng, và có thể phát triển các thể động kinh khác như co giật, co cứng, động kinh múa giật, động kinh vắng ý thức… làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh cơn cười

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh động kinh cơn cười là do rối loạn di truyền liên quan đến sự bất thường trong cấu trúc của nhiễm sắc thể số 15. Đột biến gen này chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra những khiếm khuyết về sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ít gặp khác cũng có thể gây nên hội chứng cười nhiều không tự chủ là do các bệnh về não như u não, hoặc các bất thường về cấu trúc của hệ thần kinh… Có khoảng 5-10% trường hợp trẻ bị động kinh thể cười không rõ nguyên nhân.

Đột biến gen di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh động kinh thể cười

Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị động kinh thể cười

Bệnh động kinh thể cười khó chữa trị dứt điểm, các biện pháp điều trị nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho trẻ.

– Sử dụng thuốc chống động kinh: các thuốc được sử dụng phổ biến nhất là sodium valproate và clonazepam, giúp ngăn ngừa và làm giảm các cơn co giật.

– Nếu nguyên nhân gây bệnh là do u não thì một cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u sẽ được tiến hành giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của trẻ.

– Vật lý trị liệu giúp trẻ cải thiện tư thế, khả năng thăng bằng và đi lại tốt hơn.

– Chế độ ăn ketogenic: là chế độ ăn nhiều chất béo, rất ít carbohydrate và một lượng vừa phải protein cũng góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm: Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh động kinh

– Dạy trẻ giao tiếp với mọi người và nói lên mong muốn của mình bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính bảng,.. để truyền đạt ý nghĩ của mình.

– Các phương pháp giáo dục hành vi có thể giúp trẻ khắc phục các vấn đề về rối loạn hành vi, hiếu động quá mức và ít tập trung.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như bơi lội, đạp xe và liệu pháp âm nhạc, rất có lợi trong việc cải thiện các vấn đề về nhận thức của trẻ.

Đối với trẻ mắc bệnh động kinh thể cười thì sự chăm sóc, động viên và gần gũi của cha mẹ, gia đình là liều thuốc tốt nhất giúp con giảm bệnh và sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường.

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh động kinh do mọi nguyên nhân

Chuyên gia giải đáp: Bệnh động kinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Các phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất hiện nay

DS Quỳnh Hương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/angelman-syndrome/

Viết bình luận