Huyết áp thấp và thiếu máu não

Tổng quan bệnh hạ huyết áp và cách chữa trị hiệu quả

Ngày đăng: 27 Tháng Tư, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt và muốn ngất xỉu? Đây đều là những dấu hiệu khá điển hình của tình trạng hạ huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà, nhưng tốt hơn hết là hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám để được kiểm tra chính xác.

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng tới các cơ quan bên trong cơ thể. Chỉ số huyết áp là một trong ba chỉ số sinh tồn của cơ thể con người, luôn duy trì trong một khoảng nhất định. Nếu chỉ số huyết áp vượt quá hoặc thấp hơn khoảng an toàn này, sức khỏe của bạn đang ở tình trạng báo động.

Hạ huyết áp khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi

Hạ huyết áp là gì?

Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp của người bệnh giảm xuống dưới mức tối thiểu. So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp thấp hơn 90/60mmHg. Hạ huyết áp có thể diễn biến ở mức nhẹ cho đến nặng, được chia thành các loại sau:

– Hạ huyết áp cấp tính: Huyết áp của người bệnh giảm đột ngột, có thể đe doạ đến tính mạng.

– Hạ huyết áp mạn tính: chỉ số huyết áp luôn duy trì ở mức thấp trong thời gian dài kể từ khi mắc bệnh, không rõ nguyên nhân.

– Hạ huyết áp tư thế đứng: Khi thay đổi tư thế, chẳng hạn như ngồi dậy, đứng lên sau khi nằm, người bệnh có thể bị tụt huyết áp trong thời gian ngắn.

– Hạ huyết áp sau ăn: Là tình trạng huyết áp tụt xuống sau khoảng 2h sau bữa ăn, thường gặp sau bữa ăn chính, có nhiều carbohydrate.

Người bệnh hạ huyết áp sau ăn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Nguyên nhân hạ huyết áp

Có nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp, trong đó, những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

– Thiếu máu hoặc bị mất máu nghiêm trọng

– Rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thể dịch (những thụ thể cảm áp nằm bên trong động mạch hoạt động không hiệu quả), bệnh lý về tim mạch hoặc tuyến thượng thận

– Cơ thể thiếu nước, uống không đủ nước, thường xuyên tiêu chảy, bị bỏng nặng

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, tim mạch, đau đớn, trầm cảm hoặc ung thư

– Nhiễm trùng máu

Ngoài những nguyên nhân được xác định gây ra tình trạng hạ huyết áp, còn có những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp của người bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ hạ huyết áp

– Tuổi càng cao, nguy cơ mắc hạ huyết áp càng lớn

– Sử dụng rượu, ma tuý và các chất kích thích khác

– Nằm liệt giường trong một thời gian dài

– Cơ thể gầy còm, thiếu cân

– Các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh thoái hoá thần kinh Parkinson và Alzheimer

Triệu chứng của bệnh hạ huyết áp là gì?

Người bệnh hạ huyết áp sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, buồn nôn và nôn. Cơ thể mệt mỏi, yếu đuối là triệu chứng đa số người bệnh hạ huyết áp gặp phải. Ngoài ra, những triệu chứng khác của hạ huyết áp bao gồm:

– Đau đầu, chóng mặt và ngất xỉu

– Tăng tiết mồ hôi, đánh trống ngực (tim đập nhanh, mạnh), tay chân run rẩy thậm chí là co giật

– Mắt mờ, thị lực bị thay đổi

– Trí nhớ bị suy giảm, giảm khả năng chú ý, có biểu hiện lẫn lộn

Làm sao để chẩn đoán bệnh hạ huyết áp?

Để biết mình có bị hạ huyết áp hay không, người bệnh có thể đo huyết áp ở nhiều tư thế khác nhau: Tư thế nằm, tư thế ngồi và tư thế đứng, sau đó lấy con số trung bình. Người bệnh cũng có thể phải đeo thiết bị đo huyết áp để ghi lại huyết áp trong 24 giờ liên tiếp. Một hình thức đo huyết áp khác là đo huyết áp bảng nghiêng thực hiện tại bệnh viện, nghĩa là người bệnh sẽ được nằm lên một bảng nghiêng và đo huyết áp ở nhiều tư thế khác nhau, cách này áp dụng cho người hay bị hạ huyết áp tư thế đứng.

Đôi khi, người bệnh cũng sẽ được xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim và một số xét nghiệm khác khi cần thiết.

Cách điều trị bệnh hạ huyết áp

Mục tiêu trong điều trị hạ huyết áp là giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng, duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định hơn. Việc điều trị sẽ được các bác sỹ chỉ định nhưng người bệnh cũng cần những biết những lưu ý sau đây:

– Đi tất nén hoặc đeo gen bụng để giúp máu trở lại tim tốt hơn, đẩy huyết áp lên mức an toàn.

Tăng áp lực lên chân là một cách làm tăng huyết áp cơ học

– Nước điện giải giúp cân bằng huyết áp nếu người bệnh bị mất máu, mất nước hoặc nhiễm trùng huyết.

– Sử dụng thuốc điều trị hạ huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, các loại thuốc tây y thường có hiệu quả trong thời gian ngắn, các triệu chứng có thể quay trở lại sau khi ngưng sử dụng. Do vậy, giải pháp tối ưu giúp nâng huyết áp ổn định và làm giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả, đó là sử dụng những viên uống thảo dược được bào chế từ Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu.

Những lưu ý cho bệnh nhân hạ huyết áp

Người bệnh thường xuyên bị hạ huyết áp tư thế đứng không nên thay đổi tư thế quá đột ngột. Khi ra khỏi giường, người bệnh nên di chuyển từ từ, ngồi dậy sau đó di chuyển chân xuống giường thật chậm. Nếu cảm thấy bình thường, người bệnh có thể đứng lên từ từ. Nếu có triệu chứng choáng váng, người bệnh nên ngồi xuống ngay.

– Hạn chế căng thẳng từ cuộc sống, giải toả căng thẳng ngay khi cảm thấy mệt mỏi

– Không tắm nước nóng, hạn chế đến những khu vực nóng bức hoặc có nhiệt độ cao

– Tập thể dục và các bài tập vật lý trị liệu

– Uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu bị tụt huyết áp sau ăn, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, tăng một chút lượng muối ăn hàng ngày. Không uống rượu hoặc dùng chất kích thích

Nếu gặp phải tình trạng bị nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu, bồn chồn và mất khả năng nói chuyện, đau thắt ngực hoặc khó thở… người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay để được cấp cứu.

Hạ huyết áp có thể không cần phải điều trị nếu những triệu chứng không rõ ràng hoặc không xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng, tiến hành điều trị sớm ngay khi cần thiết để có một sức khoẻ tốt nhất.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo: https://www.drugs.com/cg/hypotension.html

Viết bình luận