Bệnh mạch vành

Tìm hiểu về giải pháp đặt stent mạch vành

Ngày đăng: 2 Tháng Hai, 2017
4/5 - (40 bình chọn)

Nhiều người bệnh mạch vành được chỉ định đặt stent mạch vành nhưng không hiểu stent là gì và có tác dụng như thế nào đối với căn bệnh mà họ đang mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về stent, lợi ích và rủi ro của phương pháp này.

Stent là gì?

Stent là một khung lưới nhỏ có hình ống, được đặt vào trong lòng động mạch để nong rộng mạch khi bị tắc hẹp hoặc suy yếu. Đối với các đoạn động mạch bị yếu, đặt stent giúp cải thiện lưu thông máu và phòng ngừa vỡ động mạch (trong bệnh phình mạch).

Phần lớn stent được làm bằng kim loại, một số được làm bằng vải (còn gọi là ghép stent, dùng cho các động mạch lớn). Có hai loại stent mạch vành: Stent thường và stent phủ thuốc. Stent phủ thuốc có tác dụng ngăn ngừa tiến triển của lớp nội mạc gây tắc động mạch, qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp động mạch vành. Tỷ lệ tái hẹp vành sau khi đặt stent thuốc thấp hơn đáng kể so với stent thường.

Đặt stent mạch vành được thực hiện như thế nào?

Cũng giống như đường ống nước sử dụng lâu năm, lòng mạch có thể xuất hiện các mảng xơ vữa gây tắc hẹp, làm giảm lượng máu giàu oxy tới cơ tim. Cơ tim không được cấp đủ máu sẽ gây đau thắt ngực. Ngoài ra, mảng xơ vữa có thể bị nứt vỡ và hình thành cục máu đông (huyết khối) trong mạch vành. Nếu cục máu đông chặn đứng hoàn toàn dòng chảy của máu tới tim, cơn nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra.

Đặt stent là một phần của thủ thuật can thiệp mạch vành qua da để phục hồi lưu lượng máu qua động mạch bị tắc hẹp. Sau khi sử dụng bóng nong mạch để “khơi thông” lòng mạch, stent được đặt vào để cố định cấu trúc của động mạch, giữ cho vị trí đó không bị tắc/hẹp trở lại sau vài tháng hoặc vài năm điều trị. Hầu hết người bệnh đều được đặt stent sau khi nong mạch, trừ trường hợp động mạch quá nhỏ.

Stent được dùng trong những trường hợp nào?

Ngoài điều trị bệnh mạch vành, stent còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý về mạch máu khác, bao gồm:

– Bệnh động mạch cảnh (mảng bám tích tụ trong động mạch cảnh chạy dọc ở cổ, hạn chế lưu lượng máu đến não và làm tăng nguy cơ đột quỵ).

– Hẹp động mạch thận

– Bệnh động mạch ngoại biên (hẹp động mạch ở các chi, làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân).

– Phình động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ ngực.

– Rách lớp áo trong của thành động mạch chủ (làm tăng nguy cơ vỡ động mạch chủ)

Những điều nên làm trước khi đặt stent mạch vành

Bên cạnh việc chuẩn bị giấy tờ và các thủ tục nhập viện, hãy hỏi bác sỹ thật kỹ và ghi nhớ những điều sau:

– Nhịn ăn/uống bao nhiêu lâu trước khi đặt stent?

– Các loại thuốc nào không nên sử dụng trong ngày làm thủ thuật?

– Khi nào phải có mặt ở bệnh viện và bao lâu sau khi đặt stent có thể xuất viện?

Nếu bạn có bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào khác, hãy nói với bác sỹ và hỏi xem có cần lưu ý gì trước, trong hoặc sau thủ thuật đặt stent hay không.

Đặt stent mạch vành có rủi ro gì không?

Cũng như bất kỳ thủ thuật y thế nào khác, đặt stent mạch vành luôn đi kèm với rủi ro đối với sức khỏe của người bệnh, chẳng hạn như:

Tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành

Một vấn đề nghiêm trọng khác là sự phát triển quá mức của lớp nội mạc sau khi đặt stent khiến mạch vành bị tái tắc hẹp. Nguy cơ tái tắc hẹp động mạch vành 1 năm sau khi đặt stent là 10 – 20%. Tuy nhiên, nếu không đặt stent, nguy cơ này cao hơn gấp 10 lần. Đặt stent phủ thuốc hoặc điều trị bằng bức xạ có thể giúp phòng ngừa hoặc khắc phục vấn đề này.

Nguy cơ huyết khối sau đặt stent

Có khoảng 1 – 2% trường hợp xuất hiện cục máu đông (huyết khối) tại vị trí đặt stent. Nguy cơ huyết khối cao nhất là trong vài tháng đầu kể từ khi stent được đặt trong động mạch vành. Để làm giảm nguy cơ này, người bệnh cần sử dụng aspirin và thuốc chống đông máu một thời gian sau khi đặt stent (sử dụng bao lâu tùy thuộc vào loại stent được đặt).

Các rủi ro khác

– Chảy máu tại vị trí luồn ống thông qua da

– Tổn thương mạch máu do ống thông

– Rối loạn nhịp tim

– Tổn thương thận do thuốc nhuộm sử dụng trong quá trình nong bóng, đặt stent

– Dị ứng với thuốc nhuộm

– Nhiễm trùng

Lưu ý sau khi đặt stent mạch vành

Người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt ngay sau khi đặt stent mạch vành

Chế độ chăm sóc ngay sau khi đặt stent mạch vành

Sau khi stent được đặt, vùng da luồn ống thông sẽ được băng bó cẩn thận để ngừa chảy máu. Người bệnh được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt, hạn chế vận động và được theo dõi nhịp tim, huyết áp thường xuyên. Khi tháo băng, khu vực luồn ống thông sẽ để lại một vết bẩm nhỏ hoặc một vảy máu đông, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau nhức trong khoảng 1 tuần. Nếu thấy khu vực luồn ống thông bị chảy nhiều máu hoặc bị sưng tấy, đau bất thường hay có dấu hiệu nhiễm trùng… người bệnh cần thông báo cho bác sỹ để được khắc phục kịp thời.

Sau thủ thuật, người bệnh nên tránh vận động mạnh và mang vác nặng trong một thời gian. Bác sỹ sẽ quyết định khi nào bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại.

Phòng ngừa đông máu

Người bệnh đặt stent loại thường phải dùng aspirin và thuốc chống đông máu khác trong ít nhất một tháng, nếu đặt stent phủ thuốc thì thời gian sử dụng cần duy trì ít nhất một năm trở lên. Tự ý ngừng uống các loại thuốc này quá sớm làm tăng nguy cơ đông máu. Một số người phải điều trị bằng aspirin suốt đời.

Thuốc chống đông máu làm tăng nguy cơ xuất huyết và dị ứng, vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để giảm tác dụng phụ do loại thuốc này gây ra.

Thay đổi lối sống

Mặc dù có thể cải thiện lưu thông máu qua mạch vành và phòng ngừa tái hẹp sau can thiệp mạch vành nhưng stent không thể chữa dứt điểm xơ vữa động mạch hay các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.

Một số thay đổi quan trọng về lối sống giúp phòng ngừa mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch, bao gồm:

– Bỏ hút thuốc lá

– Tăng cường vận động cơ thể

– Giảm cân nếu bị thừa cân/béo phì

– Giảm căng thẳng

– Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ, chẳng hạn như statin (thuốc giảm nồng độ cholesterol trong máu).

– Đi khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sỹ trong 1 năm đầu tiên, sau đó khám định kỳ mỗi năm một lần.

Đặt stent mạch vành qua da là một thủ tục y tế đơn giản để điều trị bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt sau khi đặt stent, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tái tắc hẹp và các biến chứng nguy hiểm do huyết khối, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu điều trị đúng hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh có thể sống chung hòa bình với stent mạch vành trong nhiều năm mà không bị bệnh mạch vành quấy rầy.

Xem thêm:

Bí quyết kéo dài tuổi thọ sau đặt stent mạch vành

Đặt ống stent mạch vành hết bao nhiêu tiền?

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo: http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/stents/risks 

Viết bình luận

  1. Thơm Thu :

    Bà cháu bị hẹp mạch vành nhưng đi đặt sten thìa lại sợ biến chứng , tư vấn giúp cháu

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thơm Thu,
      Không biết mức độ tắc hẹp mạch vành hiện nay của bà bạn là bao nhiêu? Nong mạch, đặt stent là 2 phương pháp phẫu thuật khá hiệu quả được chỉ định khi mức độ hẹp mạch vành từ 70% trở lên nhằm nong rộng lòng động mạch, giúp máu đến nuôi cơ tim tốt hơn. Bên cạnh lợi ích, các phẫu thuật này cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng đó là: chảy máu, nhiễm trùng, dị ứng với thuốc cản quang sử dụng trong khi chụp mạch vành, tái tắc hẹp mạch vành gây đột quỵ, suy thận, nhồi máu cơ tim… tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải những biến chứng này. Do vậy bà bạn nên đi khám lại để được xác định tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp.
      Trước và sau khi đặt stent mạch vành, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bà bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống với liều 4 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian 3 – 6 tháng để cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh tắc hẹp động mạch vành của mình, dự phòng biến chứng cục máu đông sau đặt stent hiệu quả.
      Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số: 0962.546.541 để được giải đáp.
      Chúc bà bạn luôn khỏe mạnh!

  2. Thủy Tiên, :

    Tôi năm nay 56 tuổi bị bệnh mạch vành , vậy tôi có cần đặt sten không?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thủy Tiên,
      Không biết mức độ bệnh mạch vành của bạn như thế nào? Hẹp bao nhiêu %? Hẹp một hay nhiều đoạn mạch? Đặt stent là phẫu thuật thường được chỉ định khi mức độ hẹp mạch vành từ 70, 80% trở lên nhằm giúp nong rộng lòng động mạch, giúp máu đến nuôi cơ tim tốt hơn. Có người thì bệnh tiến triển mạnh khiến mức độ hẹp tăng lên nhanh và cần đặt stent sớm; nhưng cũng có người điều trị tốt, có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh thì thậm chí còn không cần đặt stent. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phẫu thuật này trong bài viết trên.
      Với tình trạng hiện tại, bạn cần đi khám tại các bệnh viện uy tín. Khi đã xác định đúng mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định có đặt stent không, đặt stent nào hay điều trị ra sao phù hợp với bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh mạch vành theo các mức độ bệnh trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-mach-vanh-va-cach-chua-tri-hieu-qua.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Hoàng, :

    Tôi mới đặt stent được một tuần nhưng tôi có biểu hiện hơi đau ở vùng tim ngực trái bác sĩ có thể tư vấn cho tôi biết như thế có làm sao không

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoàng,
      Thường đa số các trường hợp sau đặt stent người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 – 2 tuần, thời gian đầu bạn có thể cảm thấy hơi đau, khó chịu tại vị trí luồn ống thông nhưng hiện tượng này sẽ nhanh chóng cải thiện. Hiện nếu bạn cảm thấy đau tức ngực trái, bạn nên đến viện kiểm tra lại để được đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe và đáp ứng của cơ thể sau khi đặt stent. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bạn nên chú ý:
      – Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
      – Hạn chế vận động hoặc chơi thể thao gắng sức, tránh mang vác vật nặng.
      – Thay băng gạc và chăm sóc vết mổ đúng cách tránh để bị nhiễm trùng.
      – Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, đậu đỗ,…; hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, chất béo bão hòa, muối, đường…
      – Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ quãng ngắn, thiền…
      – Ngủ đúng giờ, đủ giấc, giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng stress
      Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau đặt stent và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch khác, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ chứa các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… để giúp giãn mạch, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu nuôi tim và cải thiện chức năng co bóp của cơ tim, từ đó giảm các triệu chứng khó thở, đau tức ngực và phòng ngừa nguy tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc cơ thể để nhanh hồi phục sau đặt stent trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-luu-y-sau-khi-dat-stent-mach-vanh.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe!

  4. Vĩnh, :

    Tôi đã đặt stent 2 lần, 3 stent cách đây 3 năm rồi. Vui lòng gọi lại tư vấn dùm tôi.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Vĩnh,
      Đặt stent là một trong những biện pháp khá hiệu quả nhằm giúp máu lưu thông tới tim tốt hơn ở những người bị hẹp mạch vành nghiêm trọng. Tuy nhiên đặt stent không phải là biện pháp điều trị vĩnh viễn, sau một thời gian đặt stent, mạch vành vẫn có thể tái hẹp trở lại ở vị trí đặt stent hoặc những vị trí khác gây ra biểu hiện đau ngực, khó thở như trước khi phẫu thuật. Để cải thiện sức khỏe tốt, bên cạnh việc tái khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thực hiện lối sống khoa học như:
      – Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
      – Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đăc biệt là mỡ động vật
      – Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya.
      – Tránh lo lắng, căng thẳng, làm việc quá sức.
      – Tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên.
      Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-luu-y-sau-khi-dat-stent-mach-vanh.html
      Không biết tình trạng bệnh của bạn hiện nay như thế nào? Chúng tôi sẽ gọi đến số điện thoại của bạn hoặc bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được hỗ trợ sớm hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. An, :

    Bà tôi đã đặt stent động mạch vành được 3 tháng ,nhưng vẫn có hiện tượng đau, Xin tưu vấn giúp tôi

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn An,
      Đặt stent là một trong những biện pháp khá hiệu quả nhằm giúp máu lưu thông tới tim tốt hơn ở những người bị hẹp động mạch vành nghiêm trọng. Tuy nhiên đặt stent không phải là biện pháp điều trị vĩnh viễn, sau một thời gian đặt stent, mạch vành của bà bạn vẫn có thể tái hẹp trở lại ở vị trí đặt stent hoặc những vị trí khác gây ra biểu hiện đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Với tình trạng hiện tại, gia đình cần đưa bà đi tái khám lại tại nơi phẫu thuật đề được chẩn đoán đúng mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp hơn.
      Bên cạnh đó, bà bạn cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện bệnh tim mạch tốt hơn như: giảm ăn các loại chất béo bão hòa; nên ăn tăng cường rau củ quả, trái cây, các loại hạt ngũ cốc nguyên vỏ; tập luyện thể thao thường xuyên vừa sức; tránh thức khuya; tránh căng thẳng lo nghĩ;…. Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/bi-quyet-keo-dai-tuoi-tho-sau-dat-stent-mach-vanh.html
      Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bà bạn sớm khỏe!

  6. Công Nguyên, :

    Mẹ tôi bị hẹp mạch vành và đã đặt stent được hơn 1 năm và vẫn đang duy trì uống thuốc theo toa của bác sĩ. Nhưng vẫn thấy hơi đau , tư vấn giúp tôi ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Công Nguyên,
      Đặt stent là một trong những biện pháp khá hiệu quả nhằm giúp máu lưu thông tới tim tốt hơn ở những người bị hẹp mạch vành nghiêm trọng. Tuy nhiên đặt stent không phải là biện pháp điều trị vĩnh viễn, sau một thời gian đặt stent, mạch vành của mẹ bạn vẫn có thể tái hẹp trở lại ở vị trí đặt stent hoặc những vị trí khác gây ra biểu hiện đau ngực, khó thở như trước khi phẫu thuật. Để cải thiện tình trạng hiện tại, bên cạnh việc tái khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bạn cũng cần thực hiện lối sống khoa học như:
      – Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
      – Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đăc biệt là mỡ động vật
      – Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya.
      – Tránh lo lắng, căng thẳng, làm việc quá sức.
      – Tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên.
      Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/nhung-luu-y-sau-khi-dat-stent-mach-vanh.html
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc mẹ bạn sớm khỏe!

  7. Tuyết. :

    Mẹ e 65t đã từ đặt sten ,suy tim,nhồi máu não,ngoại tâm thu thất. BS cho e hỏi có dùng vtt đc ko,liều dùng như thế nào uống cách thuốc tây mỗi ng mình dùng mấy tiếng

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Tuyết,
      Để cải thiện tình trạng bệnh hiện tại hiệu quả hơn, bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, mẹ bạn hoàn toàn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Vương Tâm Thống với liều 6 viên chia 2 lần/ ngày trong khoảng 3 tháng, uống cách thuốc tây từ 1 – 2 giờ để nâng cao khả năng hấp thu của mỗi loại. Bạn có thể tìm hiểu thêm về (TPBVSK) Vương Tâm Thống trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-vuong-tam-thong.html
      Bên cạnh đó, mẹ bạn cũng nên thiết lập lối sống khoa học, cụ thể như: ăn nhiều rau xanh, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, hạn chế lo lắng căng thẳng quá mức cũng như nên tập luyện thể dục thể thao vừa sức mỗi ngày.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc mẹ bạn và gia đình sức khỏe!

  8. Mây :

    Dat stens tu tieu bao nhieu tien vậy thưa BS .

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Mây ,
      Chi phí đặt stent phụ thuộc nhiều vào bệnh viện nơi bạn chọn tiến hành thủ thuật và có bảo hiểm hay không. Thông thường, chi phí cho 1 lần tiến hành đặt 1 stent như sau:
      – Chụp và can thiệp: từ 3 – 4 triệu/lần nếu có bảo hiểm; 5 – 6 triệu/lần tự chi trả.
      – Đặt stent tự tiêu:70 – 90 triệu/lần/stent tự chi trả).
      – Các chi phí khác như viện phí, thuốc men… phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn khám.
      Trên đây chỉ là ước tính chi phí chung, để biết chi tiết hơn, bác nên liên lạc trực tiếp với bác sỹ điều trị để có lời khuyên tốt nhất. Tổng chi phí khá cao, bạn cần chuẩn bị trước cả về tinh thần và kinh tế trước khi quyết định tiến hành đặt stent.
      Đặt stent là phương pháp được chỉ định khi mức độ hẹp mạch vành >= 80% và phẫu thuật này có nguy cơ xảy ra các biến chứng như: Tái hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim…Do vậy trước và sau khi đặt stent, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống để giúp tăng cường lưu thông máu, giảm huyết khối và ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-vuong-tam-thong.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!